Phổ biến thông qua các phương tiện thông tin đại chúng

Một phần của tài liệu Hoạt động phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 65)

Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội, báo chí ở Việt Nam gồm: báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn), báo nói (chương trình phát thanh), báo hình (chương trình truyền

hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau), báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.

"Báo in" là tên gọi loại hình báo chí được thực hiện bằng phương tiện in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn).

"Báo nói" là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên sóng phát thanh (chương trình phát thanh).

"Báo hình" là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên sóng truyền hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện khác nhau).

"Báo điện tử" là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên mạng thông tin máy tính (Internet, Intranet).

Với chức năng là phương tiện thông tin đại chúng, báo chí Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, trong đó có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến đông đảo quần chúng nhân dân thành phố Hà Nội là nơi có có các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn nhiều nhất cả nước với hàng trăm cơ quan báo đài, bản tin của Trung ương và Hà Nội. Hệ thống này cùng với các dài truyền thanh quận, huyện, thị, xã, phường, thị trấn đã góp phần tích cực vào hoạt động phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố.

Với đặc tính cơ bản của báo chí là tính phổ cập, nhanh chóng, kịp thời và rộng khắp, trong công tác tuyên truyền, phổ biến, phổ biến pháp luật, báo chí đóng vai trò quan trọng, là công cụ, phương tiện hữu hiệu đưa pháp luật đến với cán bộ, nhân dân, giúp cho đông đảo cán bộ, nhân dân dễ dàng tiếp thu, nắm bắt, tìm hiểu, nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật. Báo chí góp phần phản ánh thực tiễn thi hành pháp luật và hướng dẫn dư luận xã hội ủng hộ, biểu dương người tốt, việc tốt trong chấp hành pháp luật, lên án, phê phán những biểu hiện tiêu cực, những hành vi vi phạm pháp luật trong xã hội, tạo niềm tin vào pháp luật, vào công lý trong mọi tầng lớp nhân dân. Trong công

tác tuyên truyền chính sách, pháp luật, báo chí còn đóng vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Bên cạnh việc tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân, báo chí còn là diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân. Báo chí phản ánh những đề xuất, kiến nghị của người dân với Đảng, Nhà nước về các chính sách, các quy định pháp luật chưa thật phù hợp, về những bất cập, những vướng mắc, bức xúc trong thực tiễn thi hành, chấp hành pháp luật.

Đặc biệt, ngày nay với sự phát triển đa dạng của các loại hình báo chí và việc phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã góp phần ngày càng nâng cao hiệu quả và chất lượng của thông tin trong đó có các thông tin về pháp luật.

Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật thành phố đã chủ động phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Văn hóa thông tin, Báo Hà Nội mới, Đài Phát thanh truyền hình Hà Nội, Báo Kinh tế Đô thị, Báo Pháp luật và Xã hội tiến hành nhiều hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật. Ban Tuyên giáo Thành ủy duy trì giao ban báo chí hàng tuần, chỉ đạo các báo, đài xây dựng chuyên mục tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho các tầng lớp cán bộ và nhân dân, đồng thời định hướng kịp thời công tác tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Thời gian qua, hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực, phát huy được thế mạnh của báo chí Thủ đô. Các cơ quan thông tấn, báo chí như Báo Hà Nội mới, Đài Phát thanh truyền hình Hà Nội, An ninh Thủ đô, Phụ nữ Thủ đô, Báo Kinh tế Đô thị đã duy trì tốt các chuyên mục phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân. Từ tháng 6/2006, Báo Pháp luật và Xã hội thuộc Sở Tư pháp đã cho ra đời bản tin pháp luật Thủ đô nhằm tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên địa bàn Hà Nội.

Một phần của tài liệu Hoạt động phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)