Hoạt động phổ biến pháp luật thông qua các tài liệu, sách báo, khai thác tủ sách pháp luật

Một phần của tài liệu Hoạt động phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 69)

báo, khai thác tủ sách pháp luật

Thực tế trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy đây là hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật có hiệu quả cao. Muốn đạt hiệu quả phổ biến pháp luật cao cần chú ý đến nhu cầu của người đọc. Tùy nội dung pháp luật và nhu cầu cần tìm hiểu, nghiên cứu, người đọc có thể quan tâm đến các loại sách khác nhau nhưng nhìn chung có thể khái quát theo đối tượng như sau:

- Cán bộ nghiên cứu pháp luật thường sử dụng sách nghiên cứu, hệ thống hóa văn bản pháp luật.

- Học sinh, sinh viên thường sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo phục vụ môn học pháp luật trong chương trình giáo dục.

- Người dân có nhu cầu tìm hiểu pháp luật thường sử dụng sách phổ thông như sách hỏi đáp pháp luật, sách pháp luật bỏ túi hoặc hệ thống hóa pháp luật.

- Cán bộ công chức thường sử dụng sách hệ thống hóa pháp luật, bình luận pháp luật, từ điển pháp luật.

Thông qua hình thức phổ biến này, các quy định của pháp luật được tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến nhiều nhóm đối tượng. Thời gian qua, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật các cấp, các ngành luôn quan tâm coi trọng biên soạn, in, phát hành tờ gấp, tài liệu tuyên truyền phổ

biến pháp luật. Sở Tư pháp - Thường trực Hội đồng đã tiến hành phối hợp biên soạn và phát hành gần 40.000 cuốn sách hỏi - đáp pháp luật về bầu cử, Bộ luật Dân sự; hỏi đáp pháp luật dành cho cán bộ công chức, phụ nữ, nông dân và nhân dân ở cơ sở…; 18.000 cuốn tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở để phát hành đến từng tổ hòa giải; biên soạn, in, phát hành trên 1.000.000 tờ gấp tuyên truyền phổ biến luật Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, Luật Đất đai, Pháp luật về an toàn giao thông, Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch, pháp luật về phòng chống tội phạm, Luật Cư trú…; Các quận, huyện phát hành gần 50.000 bản tin và trên 100.000 panô, áp phích có nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Một số đơn vị quận, huyện quan tâm biên soạn tài liệu phổ biến pháp luật như: Ba Đình, Tây Hồ, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Long Biên, Từ Liêm…

* Hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật thông qua việc khai thác tủ sách pháp luật

Sách pháp luật là một loại tài liệu phổ biến pháp luật. Phổ biến pháp luật thông qua văn hóa đọc của người đọc sách là hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật đặc thù. Đặc trưng của hình thức này là truyền bá những nội dung, kiến thức pháp luật thiết yếu trong đời sống cho mọi người thông qua việc đọc sách. Người dân có thể chủ động tìm hiểu, nghiên cứu, tiếp cận kiến thức pháp luật qua việc đọc sách, nghiên cứu sách để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Ngoài ra, đối tượng có nhu cầu về những vấn đề cụ thể có thể tìm đến tủ sách pháp luật với loại hình sách hướng dẫn tìm hiểu pháp luật thường sử dụng để tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật (luật, bộ luật, pháp lệnh, nghị định) mới ban hành, mới sửa đổi, bổ sung.

Thực hiện kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố, ngành Giáo dục, Công an, các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc ngành Công nghiệp và khối Liên đoàn Lao động thành phố đã triển khai xây dựng tủ sách pháp luật ở các đơn vị, các trường học và các đơn vị sản xuất kinh doanh, công an phường

trên địa bàn Hà Nội. Việc khai thác tủ sách pháp luật ở các đơn vị này đã có hiệu quả rất thiết thực đối với hoạt động phổ biến pháp luật.

Đến nay, 100% quận, huyện, phường, xã, thị trấn trên địa bàn Hà Nội đều có tủ sách pháp luật đặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, cá biệt có nhiều phường, xã đã xây dựng thêm tủ sách pháp luật đặt tại thư viện, nhà văn hóa, cụm dân cự, tổ dân phố chưa kể tủ sách đặt tại các điểm bưu điện văn hóa xã. Số liệu cụ thể tính cả tỉnh Hà Tây (cũ) như sau: có 801/554 tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn; 984 tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học. Hình thức đưa tủ sách đến tay người dân cũng rất phong phú như: luân chuyển tủ sách pháp luật giữa các cụm dân cư, các khu phố…).

Theo hướng dẫn của Sở Tư pháp và phòng Tư pháp các quận, huyện, Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn đã quan tâm đầu tư kinh phí từ 1.200.000đ đến 2.000.000đ để mua bổ sung sách mới. Tủ sách được đặt ở những nơi thuận tiện cho việc tra cứu của cán bộ cũng như nhân dân trên địa bàn khi có nhu cầu. Những đơn vị làm tốt công tác xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng tủ sách pháp luật như: Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân, Thanh Trì, Từ Liêm…

Một phần của tài liệu Hoạt động phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)