Sự cần thiết của hoạt động phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Hoạt động phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 48 - 51)

HÀ NỘI

2.2.1. Sự cần thiết của hoạt động phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội thành phố Hà Nội

Hiện nay, thành phố Hà Nội cũng như cả nước ta đang phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng "Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân", theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Mục tiêu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta là xây dựng một Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân, nhà nước của khối đại đoàn kết dân tộc đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Để đảm bảo tự do dân chủ của nhân dân đòi hỏi nhà nước "phải tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, công dân có trách nhiệm với nhà nước như thế nào thì nhà nước cũng phải có trách nhiệm đối với công dân như thế ấy" 23, tr. 97]. Để làm được điều đó đòi hỏi phải tăng cường hoạt động phổ biến pháp luật một cách sâu rộng đến mọi đối tượng nhân dân nhất là đối với đội ngũ cán bộ, công chức.

Trong hoạt động hàng ngày, ý thức và hành vi của mỗi người đều có tác động, ảnh hưởng sâu rộng trực tiếp đến nhiều bộ phận, cá nhân khác trong xã hội. Việc ban hành các văn bản pháp luật làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một hay nhiều quan hệ pháp luật, có thể liên quan đến lợi ích hoặc thiệt hại vật chất, tinh thần của nhiều cơ quan tổ chức và cá nhân. Vì thế, trong hoạt động của mình, mỗi công dân đều góp phần quan trọng vào việc tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống, duy trì trật tự, kỷ

cương xã hội. Để hoàn thành các chức năng nhiệm vụ được giao, một trong những yêu cầu có tính bắt buộc đối với mọi người là phải hiểu biết pháp luật nhằm đảm bảo việc thực hiện quyền lợi, nghĩa vụ chính đáng của bản thân.

Việc phổ biến pháp luật cho quần chúng nhân dân, trang bị cho họ những kiến thức cơ bản, cần thiết về pháp luật để họ vận dụng pháp luật mà xử lý, giải quyết công việc hàng ngày theo pháp luật, đúng pháp luật là rất quan trọng. Quan trọng hơn, sự hiểu biết về pháp luật chính là hình thành nên ý thức pháp luật, có thái độ tôn trọng pháp luật, có hành vi chấp hành pháp luật nghiêm túc, kết quả công việc của mỗi người sẽ tốt hơn. Ngược lại, nếu coi nhẹ hoạt động phổ biến pháp luật sẽ dẫn đến tình trạng hiểu biết pháp luật sơ sài, ý thức pháp luật kém, có hành vi vi phạm pháp luật. Hậu quả vấn đề này sẽ tác động xấu đến công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội, thậm chí không duy trì được trật tự, kỷ cương xã hội.

Hiện nay, hoạt động phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội được vạch ra khá cụ thể, bao gồm các nội dung sau đây:

- Về yêu cầu của việc phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội: + Giúp cho nhân dân nắm được những quy định cơ bản về pháp luật có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình.

+ Cập nhật những quy định của pháp luật mới ban hành và những văn bản pháp luật có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân.

+ Nâng cao năng lực vận dụng thực thi pháp luật của mỗi người trên cương vị công tác của mình, góp phần giữ gìn kỷ cương phép nước, bảo vệ lợi ích của nhà nước và của công dân.

Về nội dung phổ biến pháp luật tùy thuộc vào từng đối tượng: + Đối với quần chúng nhân dân và cán bộ chính quyền cơ sở: * Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật. * Pháp luật về hành chính, kinh tế, dân sự...

* Pháp luật về khiếu nại, tố cáo của công dân, qui chế tiếp dân và việc giải quyết các công việc của công dân và tổ chức.

* Mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội. * Một số quy định của pháp luật có liên quan đến việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

+ Đối với cán bộ, công chức nhà nước:

* Một số vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật.

* Pháp luật về hành chính, Hiến pháp, chế độ công vụ, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

* Mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức nghề nghiệp.

* Pháp luật về quản lý kinh tế, thương mại, dân sự và các điều ước quốc tế giữa Việt Nam với các nước.

+ Đối với cán bộ, công chức thuộc các cơ quan bảo vệ pháp luật: Ngoài các nội dung của hai đối tượng trên, mỗi công dân phải được trang bị những kiến thức về tố tụng, trình tự thanh tra, trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án...

- Về biện pháp thực hiện việc phổ biến pháp luật cần thực hiện những biện pháp sau:

+ Mỗi cơ quan đơn vị cần xây dựng cho mình một tủ sách pháp luật và có kế hoạch khai thác tốt tủ sách pháp luật.

+ Ban Tổ chức chính quyền và các cơ quan chức năng, các cơ sở đào tạo tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật theo chuyên đề, chủ yếu cho cán bộ cơ sở.

+ Qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức theo chương trình, nội dung của Trung ương quy định.

Một phần của tài liệu Hoạt động phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)