Kết hợp phổ biến pháp luật với các lĩnh vực giáo dục đào tạo khác trên địa bàn thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Hoạt động phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 88 - 90)

tạo khác trên địa bàn thành phố Hà Nội

Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội ngoài trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong và các trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện chuyên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức còn có rất nhiều các cơ sở đào tạo chuyện nghiệp của Trung ương đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nếu biết phát huy thế mạnh và thực sự "cầu thị" thì học viên, sinh viên của các cơ sở này sau khi tốt nghiệp sẽ là nguồn bổ sung cho đội ngũ cán bộ - chủ thể thực hiện hoạt động phổ biến pháp luật, công chức trên địa bàn thành phố Hà Nội. Vì vậy, đối với họ hiểu biết pháp luật là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được. Ý thức pháp luật của họ hôm nay sẽ là một bộ phận quan trọng của nhân cách người cán

bộ, công chức trong tương lai. Từ đó, họ không những biết sống và làm việc theo pháp luật với tư cách là công dân mà còn biết sống và làm việc theo pháp luật, bảo vệ pháp luật với "tinh thần" của những cán bộ, công chức.

Với ý nghĩa quan trọng như trên, các chủ thể phổ biến pháp luật, trước hết là lãnh đạo nhà trường cần quan tâm đúng mức cho công tác giảng dạy bộ môn pháp luật trong nhà trường, tùy vào từng đối tượng trường, đối tượng học viên, sinh viên mà xây dựng đội ngũ giáo viên giảng dạy pháp luật, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học bộ môn pháp luật. Đối với các khoa mà sinh viên ra trường sẽ dạy bộ môn Giáo dục công dân (có nội dung pháp luật) ở các trường phổ thông trung học và phổ thông cơ sở, cần được đào tạo kỹ bộ môn pháp luật. Đối với các trường trung học chuyên nghiệp khác cần có giáo viên chuyên ngành Luật thuộc biên chế của trường để chủ động trong công tác giảng dạy.

Về nội dung, ngoài phần pháp luật qui định trong chương trình, lãnh đạo các trường cần phối hợp với Hội đồng phổ biến pháp luật trên địa bàn (cấp Thành phố, cấp quận, huyện, thị, cấp phường, xã, thị trấn) để giáo dục cập nhật các văn bản pháp luật mới và các văn bản pháp luật liên quan đến ngành nghề đào tạo.

Việc kết hợp phổ biến pháp luật với các hình thức giáo dục đào tạo các lĩnh vực khác có tác động lớn trong công tác phổ biến pháp luật cho học viên. Cần vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong từng loại hình cụ thể để đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác phổ biến pháp luật cho cán bộ, công chức (cán bộ, công chức đi học) và những người sẽ là cán bộ, công chức sau khi tốt nghiệp. Các hội thi tìm hiểu pháp luật, hội thi hòa giải viên là một trong các hoạt động tuyên truyền phổ biến, phổ biến pháp luật có sức hấp dẫn và hiệu quả, thông qua các hội thi những nội dung pháp luật được truyền tải đến các đối tượng một cách đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, sinh động hơn, tránh được sự cứng nhắc, khô khan; đối tượng của hội thi rất rộng rãi, tiếp nhận các kiến thức pháp luật một cách thoải mái và hoàn toàn chủ động

qua đó khả năng áp dụng pháp luật của đối tượng được nâng cao. Vì vậy, pháp luật có điều kiện lan tỏa, phát huy rộng rãi trong cuộc sống người dân.

Các hội thi này một mặt khuyến khích, động viên phong trào hòa giải trong cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng, mặt khác còn là dịp tốt để các Hòa giải viên gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm hoạt động hòa giải. Ngoài ra, có thể tổ chức những buổi sinh hoạt chuyên môn định kỳ cho các Hòa giải viên, đưa công tác hòa giải lồng vào các hoạt động phong trào khác của địa phương, như: phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống văn hóa ở khu dân cư; phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, trật tự an toàn xã hội...

Một phần của tài liệu Hoạt động phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)