Hoạt động phổ biến giáo dục thông qua công tác hòa giải ở cơ sở

Một phần của tài liệu Hoạt động phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 73)

cơ sở

Việc phổ biến pháp luật thông qua hoạt động hòa giải góp phần giữ gìn tình làng, nghĩa xóm; ngăn ngừa mầm mống phát sinh tội phạm hình sự; hạn chế đơn thư khiếu kiện của dân; tiết kiệm công sức, tiền bạc của Nhà nước và nhân dân; củng cố và nâng cao niềm tin của nhân dân vào chủ trương, đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước, giữ gìn kỷ cương xã hội, tạo lập môi trường thuận lợi để phát triển sản xuất, phát huy dân chủ và thực hiện công bằng xã hội ở cơ sở.

Phổ biến pháp luật thông qua hòa giải khác với tuyên truyền miệng về pháp luật ở chỗ chỉ khi nào có vụ việc vi phạm pháp luật hoặc tranh chấp nhỏ xảy ra thì Hòa giải viên mới có lý do để tiến hành hòa giải và kết hợp với việc phổ biến, phổ biến pháp luật cho các bên tranh chấp và những người có liên quan. Vì vậy, phương thức phổ biến pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở đây là phương thức tác động trực tiếp từ chủ thể giáo dục (Hòa giải viên) đến đối tượng giáo dục (các bên tranh chấp và những người khác) với nội dung phổ biến pháp luật xác định, gắn liền với từng tranh chấp cụ thể... Do đó, Hòa giải viên có thể lựa chọn phương pháp phổ biến pháp luật phù hợp với từng đối tương.

Sở Tư pháp và Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố triển khai thực hiện Hướng dẫn liên tịch số 01/HD-LT về tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thành phố. Chỉ đạo Tư pháp các quận, huyện tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Pháp lệnh và Nghị định về công tác hòa giải ở cơ sở, các văn bản chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố về công tác hòa giải trên địa bàn Hà Nội. Sở Tư pháp phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân các xã, phường, thị trấn tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp củng cố, kiện toàn được 2.923 tổ hòa giải với 13.967 hòa giải viên. Từ 2003 - 2008, các tổ hòa giải ở cơ sở đã hòa

giải thành 25.117/29.692 vụ mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong nội bộ nhân dân đạt 84%. Thông qua công tác hòa giải, các hòa giải viên đã tiến hành tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan đến các bên tranh chấp, giúp họ nắm được các quy định của pháp luật, vì tình làng, nghĩa xóm tự nguyện giải quyết mâu thuẫn, góp phần giữ gìn ổn định trật tự an toàn trên địa bàn. Nhiều hòa giải viên ở cơ sở còn đồng thời là tuyên truyền viên phổ biến giáo dục pháp luật cho hàng ngàn lượt người dân, hộ gia đình chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Một số quận huyện đạt tỷ lệ hòa giải thành cao như: Ba Đình, Từ Liêm, Đông Anh, Sóc Sơn, Hai Bà Trưng.

Ngoài các hình thức phổ biến pháp luật nêu trên, thành phố Hà Nội còn triển khai hoạt động phổ biến pháp luật thông qua mô hình các câu lạc bộ như: Câu lạc bộ phòng chống tội phạm, Phụ nữ với pháp luật, câu lạc bộ sau cai nghiện (B93), câu lạc bộ phòng chống tệ nạn xã hội…

Mô hình "Nhóm nòng cốt" tại một số phường, xã chỉ đạo điểm theo Chương trình hành động quốc gia phổ biến giáo dục pháp luật của thành phố đã thực hiện tuyên truyền phổ biến pháp luật có hiệu quả trong cộng đồng dân cư ở cơ sở. Mô hình tổ hòa giải "năm tốt" với tiêu chí hòa giải thành trên 80% các vụ tranh chấp, mâu thuẫn đã góp phần tích cực trong hoạt động phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố thời gian qua.

Tóm lại, có thể đánh giá chung về hoạt động phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội trên một số nét khái quát sau:

- Các cấp các ngành đã coi công tác phổ biến pháp luật là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài. Từ năm 1998, Hội đồng phổ biến pháp luật ở cả ba cấp: Thành phố, quận, huyện, xã, phường, thị trấn đã được thành lập.

- Nội dung phổ biến pháp luật phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và căn cứ theo tình hình nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương.

- Việc phổ biến pháp luật được tiến hành bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao hiệu quả phổ biến pháp luật như: thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các câu lạc bộ, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tuyên truyền miệng...

- Biên soạn, in ấn các tài liệu, tuyên truyền phổ biến pháp luật phù hợp với từng đối tượng ở từng ngành, địa phương...

Bên cạnh một số chuyển biến đáng kể nói trên, công tác phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội còn những hạn chế sau:

- Sự phối hợp giữa các thành viên trong Hội đồng phổ biến pháp luật từ tỉnh, huyện đến xã chưa động bộ, trong các khâu kiểm tra, hướng dẫn thực hiện theo chức trách của từng thành viên.

- Hoạt động phổ biến pháp luật thời gian qua, tập trung vào một số hình thức như: phổ biến, quán triệt văn bản pháp luật và chủ yếu là ở thành phố, quận, huyện. Ở cấp cơ sở, công tác phổ biến pháp luật chưa thành nề nếp.

- Ở một số huyện, hoạt động chưa đồng bộ, thiếu sự phối hợp giữa Hội đồng phổ biến pháp luật với lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương.

- Kinh phí hoạt động còn eo hẹp dẫn đến hoạt động phổ biến pháp luật gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Hoạt động phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)