truyền pháp luật từ thành phố đến cơ sở
Để thực hiện Quyết định số 36/2003/QĐ-UB ngày 27/02/2003 về Chương trình Phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2003 đến năm 2007. Công tác phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội phải phấn đấu đạt các mục tiêu và yêu cầu sau:
- Về mục tiêu:
+ Nhằm từng bước nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, trật tự, kỷ cương xã hội, ngăn ngừa có hiệu quả những hành vi vi phạm pháp luật;
+ Phổ cập kiến thức cơ bản về pháp luật cho các đối tượng thực thi pháp luật, phổ biến các quy định pháp luật có liên quan đến từng lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa chương trình giảng dạy pháp luật vào các trường học, cấp học đi vào nề nếp và đạt hiệu quả.
+ Xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ trong hoạt động phổ biến pháp luật, phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành, đồng thời huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để đưa công tác phổ biến pháp luật đi vào nề nếp.
+ Từng bước xã hội hóa công tác phổ biến pháp luật, phát huy tính chủ động sáng tạo của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư, của từng gia đình và mỗi công dân trong công tác phổ biến pháp luật và thực thi pháp luật trong đời sống thực tế.
- Về yêu cầu:
+ Hoạt động phổ biến pháp luật phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trên cả diện rộng lẫn chiều sâu, phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi, tiến hành đều khắp trên các địa bàn, thành thị, nông thôn, miền núi.
+ Tập trung tuyên truyền những vấn đề mang tính cấp bách, thời sự trước mắt, theo từng chuyên đề, phù hợp với từng đối tượng để phục vụ yêu cầu, nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội trong từng thời kỳ của từng ngành, địa phương, cơ sở.
+ Nội dung, hình thức, biện pháp phổ biến pháp luật phải sát với yêu cầu thực tế xã hội của các tầng lớp dân cư, bảo đảm được hiệu quả trong từng thời gian nhất định.
+ Gắn việc phổ biến pháp luật với việc tổ chức thực thi pháp luật trong đời sống thực tế. Gắn phổ biến pháp luật với giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư.
+ Trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện phổ biến pháp luật, cần tiến hành có trọng tâm, trọng điểm và từ điểm nhân ra diện.
Tính đến cuối năm 2008, thành phố Hà Nội có 728 báo cáo viên pháp luật cấp thành phố và quận, huyện; 1.547 tuyên truyền viên pháp luật; 13.967 hòa giải viên.
Từ năm 2003 đến nay, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến pháp luật của thành phố và cấp quận, huyện, thị đã tổ chức trên 400 lớp tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật và các văn bản pháp luật mới của Trung ương mới ban hành đến các báo các viên để giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân Thủ đô. Việc xây dựng và củng cố đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật tại cơ sở được các quận, huyện, thị, xã, phường quan tâm. Đến đầu năm 2008 thành phố có 1.574 tuyên truyền viên pháp luật. Đây là đội ngũ gồm những cán bộ ở cơ sở, nhiệt tình công tác, am hiểu pháp luật, có khả năng tiếp cận với mọi đối tượng, thông qua nhiều kênh, nhiều hình thức, góp phần tích cực trong việc đưa pháp luật vào cuộc sống.