Hệ thống những văn bản pháp quy về hoạt động phổ biến pháp luật

Một phần của tài liệu Hoạt động phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 41 - 42)

luật hoặc là hiểu biết đầy đủ nhưng lợi dụng kẽ hở của pháp luật để làm ăn phi pháp (khía cạnh này đang có chiều hướng gia tăng). Từ đó cản trở quá trình phát triển của ý thức pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Tất cả những điều đó đặt ra yêu cầu cấp bách cho vấn đề nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động phổ biến pháp luật trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội.

1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỚI CÁC DẠNG GIÁO DỤC Ý THỨC KHÁC CÁC DẠNG GIÁO DỤC Ý THỨC KHÁC

1.3.1. Hệ thống những văn bản pháp quy về hoạt động phổ biến pháp luật pháp luật

Chính phủ đã ra Chỉ thị số 02/CT-TTg năm 1998 và Quyết định số 03/QĐ-TTg ngày 7/1/1998 về việc ban hành kế hoạch triển khai công tác phổ biến phổ biến pháp luật. Thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TW ngày 9/12/2003 của Ban Bí thư, Năm 2003 Chính phủ đề ra Chương trình Phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007 (ban hành kèm theo Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/-1/2003 của Thủ tướng Chính phủ), Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định số 36/2003/QĐ-UB ngày 27/02/2003 về Chương trình Phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2003 đến năm 2007.

Gần đây nhất, Chính phủ đã thông qua một số đề án về hoạt động phổ biến pháp luật theo vùng và theo đối tượng như: Quyết định số 72/2009/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án "Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2009 đến năm 2012".

Đề án thuộc Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 của Chính phủ. Đề án được phê duyệt nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số; củng cố đội ngũ làm công tác này; thực

hiện có hiệu quả việc phối hợp giữa các cơ quan làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số.

Đề án được chia làm 2 giai đoạn (giai đoạn I từ năm 2009-2010 và giai đoạn II từ 2010 đến hết năm 2012). Nguồn kinh phí thực hiện Đề án là 75,298 tỷ đồng. Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp từ năm nay đến năm 2012. Đề án đặt ra mục tiêu cụ thể đến năm 2012,95% người sử dụng lao động và 70% người lao động được tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp; quyền, nghĩa vụ của công dân và người lao động.

Một phần của tài liệu Hoạt động phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)