Nguồn điện

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN 11 HK I BÁM SÁT (Trang 37)

1. Điều kiện đề có dòng điện

Điều kiện để có dòng điện là phải có đặt

+ Điều kiện để có dòng điện?

+ Để duy trì dòng điện thì phải làm gì? HS: Suy nghĩ trả lời

+ Điều kiện có dòng điện là phải có hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn

+ Để duy trì dòng điện thì phải duy trì hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn

GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C7, C8, C9.

HS: Thảo luận, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

GV: Đặt câu hỏi: Vậy nguồn điện là gì? Và nguồn điện có những bộ phận cơ bản nào? HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi

GV phân tích để làm sáng tỏ nguyên tắc hoạt động của nguồn điện: Giả sử tại hai cực của nguồn điện có các điện thế V1 và V2. Khi nối hai cực của nguồn điện thì dưới tác dụng của lực điện trường, thì các điện tích sẽ có sự phân bố lại. Điều này nghĩa là sau thời gian ngắn thì điện thế tại hai cực của nguồn điện cân bằng và dòng điện không được duy trì. Để duy trì sự chênh lệch điện thế giữa hai cực thì bên trong nguồn điện có lực có vai trò tạo ra sự chênh lệch điện thế đó. Lực đó gọi là lực lạ.

GV thông báo các loại lực lạ trong các loại nguồn điện.

+ Đối với nguồn điện hoá học: Lực lạ là lực hoá

+ Đối với máy phát điện: Lực lạ là lực từ. HS: Cá nhân ghi nhớ

2. Nguồn điện

+ Nguồn điện là cơ cấu tạo ra và duy trì hiệu điện thế hai đầu vật dẫn nhằm duy trì dòng điện.

+ Lực lạ bên trong nguồn điện: Là những lực mà bản chất không phải là lực điện. Tác dụng của lực lạ là tách và chuyển electron hoặc ion dương ra khỏi mỗi cực, tạo thành cực âm (thừa nhiều electron) và cực dương (thiếu hoặc thừa ít electron) do đó duy trì được hiệu điện thế giữa hai cực của nó.

4. Củng cố bài học

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN 11 HK I BÁM SÁT (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w