Cường độ dòng điện Dòng điện không đổ

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN 11 HK I BÁM SÁT (Trang 36)

Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung cơ bản

GV phân tích: Các điện tích chuyển động có hướng trong vật dẫn tạo nên dòng điện. Giả sử các điện tích chuyển dịch theo hướng vuông góc với tiết diện thẳng S của vật dẫn như hình vẽ 7.1/sgk-36. Khi đó dòng điện càng mạnh, tức là cường độ càng lớn nếu càng có nhiều hạt mang điện dịch chuyển qua tiết diện thẳng trong một đơn vị thời gian càng nhiều.

*Giả sử trong thời gian ∆t có điện lượng ∆q chuyển dịch qua tiết diện thẳng. Vậy trong một đơn vị thời gian điện lượng chuyển qua tiết diện có giá trị là bao nhiêu?

HS: Làm việc theo nhóm và xác định được điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng trong một đơn vị thời gian là:

t q ∆ ∆

GV: Thông báo định nghĩa cường độ dòng điện: I = t q ∆ ∆ GV nhấn mạnh: Cường độ dòng điện có thể

thay đổi theo thời gian, vì vậy công thức trên cho giá trị trung bình trong khoảng thời gian

∆t. Nếu ∆t → 0 thì biểu thức trên cho giá trị cường độ tức thời. Nghĩa là cường độ dòng điện tức thời được xác định biểu thức:

i = t q lim 0 t ∆ ∆ → ∆ .

GV: Yêu cầu học sinh nêu định nghĩa của dòng điện không đổi?

HS: Thảo luận và rút ra được định nghĩa dòng điện không đổi:

+ Có chiều không đổi theo thời gian + Có cường độ không đổi theo thời gian GV: Yêu cầu học sinh phân biệt dòng điện không đổi và dòng điện một chiều?

II. Cường độ dòng điện. Dòng điện không đổi không đổi

1. Cường độ dòng điện

Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện. Nó được xác định bằng thương số của điện lượng ∆q dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian ∆t và khoảng thời gian đó.

I =

t q ∆ ∆

2. Dòng điện không đổi

Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.

I =

t q

HS: Phân biệt được dòng điện không đổi và dòng điện một chiều.

+ Giống nhau: Đều là dòng điện một chiều + Khác nhau: Dòng điện không đổi có cường độ không thay đổi theo thời gian, còn dòng điện một chiều có cường độ thay đổi theo thời gian

GV nhấn mạnh: định nghĩa này để phân

biệt dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều: Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều thay đổi theo thời gian còn dòng điện một chiều có chiều không thay đổi theo thời gian.

GV: Yêu cầu học sinh tìm đơn vị của cường độ dòng điện từ định nghĩa?

HS: Suy nghĩ trả lời

GV: Thông báo đơn vị cường độ dòng điện trong hệ đơn vị SI là Ampe (A).

HS: Tiếp thu đơn vị cường độ dòng điện trong hệ SI

GV: Giới thiệu dụng cụ đo cường độ dòng điện và cách mắc dụng cụ để đo: Dùng Amper kế mắc nối tiếp vào mạch điện.

GV: Yêu cầu học sinh nêu đơn vị của điện lượng? Nêu ý nghĩa của 1 Culong?

HS: Trả lời câu hỏi của GV

3. Đơn vị của cường độ dòng điện và của điện lượng của điện lượng

a. Đơn vị của cường độ dòng điện trong hệ SI là appe được xác định: 1 1 1 C A s =

b. Đơn vị của điện lượng: Culong ( C ) 1 C = 1 A.s

Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của nguồn điện. Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung cơ bản

GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C5 và C6

HS: Suy nghĩ trả lời

C5: Các vật cho dòng điện chạy qua là các vật dẫn. Trong vật dẫn, các hạt mang điện có thể dịch chuyển tự do

C6: Để có dòng điện chạy qua 2 đầu của một đoạn mạch hoặc 2 đầu một bóng đèn thì phải có một hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch hoặc giữa hai đầu bóng đèn.

GV: Từ đó yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN 11 HK I BÁM SÁT (Trang 36)