Suật điện động của nguồn điện 1 Công của nguồn điện

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN 11 HK I BÁM SÁT (Trang 39)

1. Công của nguồn điện

Công của lực lạ thực hiện làm dịch chuyển các điện tích qua nguồn điện được

HS: Thảo luận chung suy nghĩ trả lời:

- Nguồn điện trong mạch có tác dụng tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa hai đầu mạch ngoài, do đó nó tạo ra một điện trường ở mạch ngoài

- Dưới tác dụng của lực điện trường, các điện tích dương ở mạch ngoài dịch chuyển từ cực dương tới cực âm của nguồn điện tạo thành dòng điện

- Lực lạ có tác dụng dịch chuyển các điện tích dương ngược chiều điện trường ở bên trong nguồn điện để duy trì sự tích điện ở hai cực nguồn điện

- Nếu trường hợp mạch ngoài là sự dịch chuyển của các điện tích âm thì lực lạ có tác dụng dịch chuyển các điện tích âm ngược chiều điện trường từ cực dương đến cực âm của nguồn điện

GV: Vậy lực lạ đã thực hiện công

HS: Tiếp thu và đọc SGK để tìm hiểu thêm về công của nguồn điện

GV: Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, chứng minh được nguồn điện là nguồn năng lượng.

HS: Thảo luận theo nhóm và chứng minh được nguồn điện là nguồn năng lượng:

Nguồn điện là một nguồn năng lượng, vì

nó có khả năng thực hiện công khi dịch chuyển các điện tích dương trong nguồn điện ngược chiều điện trường, hoặc dịch chuyển các điện tích âm bên trong nguồn điện cùng chiều điện trường.

GV thông báo: Để đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện, người ta đưa ra đại lượng suất điện động của nguồn điện, kí hiệu là ξ .

GV: Nêu định nghĩa về suất điện động của nguồn điện. Thông báo đơn vị của suất điện động của nguồn điện

HS chú ý lắng nghe giáo viên trình bày, nhận thức vấn đề

gọi là công của nguồn điện.

2. Suất điện động của nguồn điện

a. Định nghĩa

Suất điện động E của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công A của lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một điện tích dương q ngược chiều điện trường và độ lớn của điện tích đó.

b. Công thức

ξ = q A

GV: Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV: Vậy làm cách nào để đo suất điện động của nguồn điện?

HS: Thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi của giáo viên

Câu trả lời đúng: Để đo suất điện động của nguồn điện, ta dùng vôn kế đo giống hiệu điện thế nhưng cho mạch ngoài hở. GV giới thiệu điện trở trong r của nguồn điện.

GV thông báo: Thông thường người ta kí hiệu một nguồn điện (ξ;r)

HS nắm được kí hiệu của nguồn điện.

c. Đơn vị

Đơn vị của suất điện động trong hệ SI là vôn (V).

Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện cho biết trị số của suất điện động của nguồn điện đó. Suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi mạch ngoài hở.

Mỗi nguồn điện có một điện trở gọi là điện trở trong của nguồn điện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên tăc hoạt động của pin và acquy Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung cơ bản

GV nhấn mạnh:

+ Cấu tạo chung của các pin điện hoá gồm hai bản cực có bản chất khác nhau được nhúng trong một chất điện phân (dung dịch acide, bazơ hoặc muối..),

+ Hoạt động của các loại pin điện hoá dựa trên sự hình thành hiệu điện thế hoá học. + Lực lạ trong các nguồn điện hoá học này là lực hoá.

Nội dung phần này giáo viên định hướng để học sinh tự nghiên cứu đọc thêm SGK HS: Tiếp thu và đọc thêm SGK để thu thập thông tin

GV: Có thể nêu cấu tạo của một acquy gồm:

+ Bản cực dương bằng chì diocid (PbO2); + Chất điện phân là dung dịch acidsunfuric (H2SO4) loãng.

- Nguyên tắc hoạt động: Do tác dụng với dung dịch điện phân, hai bản cực của ắc quy được tích điện khác nhau và hoạt động

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN 11 HK I BÁM SÁT (Trang 39)