GV: Cho hs đọc số liệu ghi trên một tụ điện để biết khái niệm Hiệu điện thế giới hạn ( là hiệu điện thế tối đa mà tụ có khả năng chịu được để lớp điện môi không bị hỏng )
HS: Đọc các thông số ghi trên tụ điện. Ghi nhớ lưu ý khi sử dụng tụ
3. Các loại tụ điện
Thường lấy tên của lớp điện môi để đặt tên cho tụ điện: tụ không khí, tụ giấy, tụ mi ca, tụ sứ, tụ gốm, …
Trên vỏ tụ thường ghi cặp số liệu là điện dung và hiệu điện thế giới hạn của tụ điện.
Người ta còn chế tạo tụ điện có điện dung thay đổi được gọi là tụ xoay.
Hoạt động 3: Tìm hiểu năng lượng điện trường trong tụ điện
Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung cơ bản
GV: Yêu cầu hs trả lời C1
HS: Suy nghĩ có thể trả lời như sau: Sau khi tích điện cho tụ điện, nếu nối hai bản bằng một một dây dẫn thì các điện tích sẽ di
chuyển trên dây dẫn, điện tích trên hai bản sẽ trung hòa nhau cho tới khi tụ điện hết điện GV: Dựa vào câu trả lời của hs rút ra nhận xét
Khi tụ hết điện thì điện trường bị triệt tiêu. Toàn bộ công của điện trường sinh ra làm tăng nội năng của dây dẫn. Vậy tụ điện khi tích điện đã dự trữ một năng lượng. Đó chính là năng lượng điện trường bên trong tụ
HS: Tiếp thug hi nhớ khái niệm năng lượng điện trường
4. Năng lượng của điện trường trong tụ điện tụ điện
- Công thức tính năng lượng của điện trường trong tụ điện:
W= 22 2
QC C
4. Củng cố bài học