Những lưu ý trong phương pháp giả

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN 11 HK I BÁM SÁT (Trang 65)

+ Cần phải nhận dạng loại bộ nguồn và áp dụng công thức tương ứng để tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn

+ Cần phải nhận dạng các điện trở mạch ngoài được mắc như thế nào để để tính điện trở tương đương của mạch ngoài.

+ Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch để tìm các ẩn số theo yêu cầu của đề ra

GV yêu cầu học sinh nêu các công thức tính cường độ dòng điện trong mạch chính, hiệu điện thế mạch ngoài, công và công suất của nguồn.

HS suy nghĩ trả lời I = R E r N + ; E = I(RN + r) U = IRN = E – Ir Ang = EIt ; Png = EI A = UIt ; P = UI

Hoạt động 2 : Giải các bài tập ví dụ

Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung cơ bản

GV yêu cầu học sinh tóm tắt, vẽ hình bài tập 1 vào vở

HS thực hiện yêu cầu của giáo viên

GV yêu cầu học sinh phân tích mạch ngoài của bài toán và nêu công thức tính điện trở mạch ngoài ?

HS quan sát hình suy nghĩ trả lời câu hỏi GV nhận xét và trình bày lời giải

GV yêu cầu học sinh nêu cách tính hiệu điện thế mạch ngoài, tính hiệu điện thế giữa hai đầu R1 ?

HS suy nghĩ trả lời

GV nhận xét và trình bày lời giải

GV yêu cầu học sinh tóm tắt, vẽ hình bài tập 2 vào vở

HS thực hiện yêu cầu của giáo viên GV yêu cầu học sinh trả lờ C4

Sau đó yêu cầu học sinh tính điện trở và cường độ dòng điện định mức của các bóng đèn.

HS thực hiện C4 và tính điện trở và cường độ dòng điện định mức của các bóng đèn. GV yêu cầu học sinh phân tích mạch ngoài của bài toán và nêu cách tính điện trở mạch ngoài ?

HS suy nghĩ trả lời yêu cầu của GV

GV nhận xét, phân tích và trình bày lời giải

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN 11 HK I BÁM SÁT (Trang 65)