Hiện tượng nhiệt điện

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN 11 HK I BÁM SÁT (Trang 78)

Nếu lấy hai dây kim loại khác nhau và hàn hai đầu với nhau, một mối hàn giữ ở nhiệt độ cao, một mối hàn giữ ở nhiệt độ thấp, thì hiệu điện thế giữa đầu nóng và đầu lạnh của từng dây không giống nhau, trong mạch có một suất điện động E. E gọi là suất điện động nhiệt điện, và bộ hai dây dẫn hàn hai đầu vào nhau gọi là cặp nhiệt điện.

Suất điện động nhiệt điện : E = αT(T1 – T2)

Cặp nhiệt điện được dùng phổ biến để đo nhiệt độ.

4. Củng cố bài học

- Gv tóm tắt lại nội dung chính của bài học - Yêu cầu HS làm bài 5,6 SGK

5. Hướng dẫn về nhà

- Làm bài tập 7,8,9 SGK

- Ôn lại tác dụng hóa học của dòng điện và sự điện li trong SGK hóa học

Thanh Hà, ngày … tháng … năm 2014

XÁC NHẬN CỦA TỔ BỘ MÔN

Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần : 13

Tiết 25: DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN I. MỤC TIÊU

- Nêu được nội dung của thuyết điện li

- Hiểu được hiện tượng điện phân, bản chất của dòng điện trong chất điện phân, phản ứng phụ trong hiện tượng điện phân, hiện tượng dương cực tan

- Tham gia thiết kế các phương án thí nghiệm trong bài học - Phát biểu được định luật Faraday, viết công thức của định luật - Nêu được một số ứng dụng phổ biến của hiện tượng điện phân

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng logic toán học để xay dựng các công thức vật lí - Thiết kế các phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán

- Quan sát GV tiến hành thí nghiệm biểu diễn từ đó rút ra kết luận của bài học

3. Giáo dục thái độ

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận và khả năng tư duy logíc.

- Tự giác tích cực hăng hái phát biểu xây dựng bài

4. Năng lực

- Phát triển năng lực tư duy logic, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệmII. CHUẨN BỊ II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Chuẩn bị thí nghiệm biểu diễn cho học sinh về dẫn điện của nước tinh khiết (nước cất hoặc nước mưa), nước pha muối ; về điện phân.

- Chuẩn bị một bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học để tiện dụng khi làm bài tập.

2. Học sinh

Ôn lại :

- Các kiến thức về dòng điện trong kim loại.

- Kiến thức về hoá học, cấu tạo các axit, bazơ, và liên kết ion. Khái niệm về hoá trị.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC1. Ổn định lớp 1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

- Nêu loại hạt tải điện trong kim loại, bản chất dòng điện trong kim loại, nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại ?

3. Nội dung bài học

Hoạt động 1: Tìm hiểu thuyết điện li.( Giáo viên giới thiệu lại cho học sinh vì đã học

trong hóa học)

Hoạt động của giáo viên - học sinh Nội dung cơ bản

- GV: Cho học sinh nêu cấu tạo của axit, bazơ và muối.

- HS: Nêu cấu tạo của axit, bazơ và muối.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN 11 HK I BÁM SÁT (Trang 78)