Đánh giá tình hình sâu bệnh hại trên giống cà chua TN386 vụ Đông Xuân 2010 2011 ở các mật độ trồng khác nhau

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất cà chua vụ đông xuân 2009 - 2010 và 2010 - 2011 tại thái nguyên (Trang 71)

Thời gian (ngày)

3.3.2.4Đánh giá tình hình sâu bệnh hại trên giống cà chua TN386 vụ Đông Xuân 2010 2011 ở các mật độ trồng khác nhau

Xuân 2010 - 2011 ở các mật độ trồng khác nhau

Khả năng chống chịu sâu bệnh hại của cây trồng là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Cà chua là cây trồng thuộc họ cà (Solanaceae) khá mẫm cảm với sâu bệnh hại. Sâu hại trên cà chua có nhiều loài và hầu hết là các loài đa thực, do vậy việc phòng trừ sâu hại gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong vụ Đông Xuân khi mà cây sinh trưởng thân lá mạnh cũng là lúc nhiệt độ và độ ẩm phù hợp cho sâu phát sinh gây hại. Kết quả theo dõi sâu hại được thể hiện ở bảng 3.12

Qua bảng 3.12 ta thấy cả sâu ăn lá và sâu đục quả đều phát sinh và gây hại với mật độ khá cao trên tất cả các mật độ trồng khác nhau của giống cà chua TN386 vụ Đông Xuân 2010 - 2011.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 72

Bảng 3.12: Tình hình sâu, bệnh hại trên giống cà chua TN386 vụ Đông Xuân 2010 - 2011 ở các mật độ trồng khác nhau

Công thức

Sâu ăn lá Sâu đục quả Bệnh xoăn lá

Mật độ (con/cây) Tỷ lệ hại (%) Mật độ (con/cây) Tỷ lệ hại (%) Tỷ lệ bệnh (%) CT1(đ/c) 2,1 53,3 2,6 46,7 20,0 CT2 2,4 40,0 3,2 53,3 0,0 CT3 2,2 53,3 3,0 60,0 13,3 CT4 1,8 46,7 2,5 46,7 13,3 CT5 1,7 53,3 2,4 40,0 20,0 + CT1: Khoảng cách 70cm × 45cm, mật độ = 31.746 cây/ha + CT2: Khoảng cách 70cm × 35cm, mật độ = 40.816 cây/ha + CT3: Khoảng cách 70cm × 40cm, mật độ = 35.714 cây/ha + CT4: Khoảng cách 70cm × 50cm, mật độ = 28.571 cây/ha + CT5: Khoảng cách 70cm × 55cm, mật độ = 25.974 cây/ha

Sâu ăn lá có mật độ dao động từ 1,7 - 2,4 con/cây, tỷ lệ hại dao động từ 40 - 60%. Mật độ sâu ăn lá xuất hiện và phá hại cao nhất ở công thức 2 (2,4 con/cây) và thấp nhất ở công thức 5 (1,7 con/cây). Công thức 2 và công thức 3 (mật độ trồng dầy) có mật độ sâu ăn lá gây hại cao hơn so với công thức đối chứng, công thức 4 và công thức 5 (mật độ trồng thưa) có mật độ sâu ăn lá gây hại thấp hơn so với đối chứng.

Mật độ sâu đục quả gây hại cao hơn so với sâu ăn lá, dao động từ 2,4 - 3,2 con/cây, tỷ lệ hại dao động từ 40 - 53,3%. Công thức 2 bị phá hại nặng nhất, mật độ sâu là 3,2 con/cây; công thức 5 bị hại nhẹ nhất với mật độ 2,4 con/cây. Cũng tương tự như với sâu ăn lá, hai công thức 2 và 3 (mật độ trồng dầy) bị sâu đục quả phá hại nặng hơn, mật độ sâu đục quả ở hai công thức này cao hơn so với công thức đối chứng. Công thức 4 và công thức 5 (mật độ trồng thưa) bị sâu đục quả phá hại nhẹ hơn so với công thức đối chứng.

Ở các mật độ trồng dày cây sinh trưởng khá mạnh, thân lá rậm tạo điều kiện thuận lợi cho sâu hại phát triển, do vậy mật độ sâu hại cao. Mật độ trồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 73

thấp ruộng cà chua thoáng hơn, mật độ sâu cũng thấp. Tuy nhiên, do vụ Đông Xuân có điều kiện khí hậu không thuận lợi cho sâu hại phát triển nên thực tế mật độ sâu hại trong vụ này là tương đối thấp, tuy nhiên ít nhiều cũng ảnh hưởng tới năng suất cà chua.

Vụ Đông Xuân 2010 - 2011 do làm tốt công tác phòng trừ bệnh hại ngay từ đầu như xử lý đất trước khi trồng, tiêu huỷ tàn dư cây trồng vụ trước, làm sạch cỏ bờ phá nơi trú ẩn của sâu bọ trung gian truyền bệnh, do vậy sự phát sinh và gây hại của các loại bệnh trên cà chua hầu như không đáng kể, chỉ xuất hiện bệnh xoăn lá với tỷ lệ bệnh thấp dao động từ 0 - 20%, mức độ bệnh nhẹ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất cà chua vụ đông xuân 2009 - 2010 và 2010 - 2011 tại thái nguyên (Trang 71)