6. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cà chua ở Việt Nam 1 Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam
6.3 Những hạn chế và giải pháp phát triển cà chua ở Việt Nam 1 Hạn chế
6.3.1 Hạn chế
Mặc dù trong thời gian gần đây cà chua có xu hướng tăng lên cả về diện tích và sản lượng, song trong thực tế sản xuất của nước ta hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Theo nhận định của các nhà khoa học, những khó khăn đó là:
- Mặc dù có rất nhiều giống cà chua triển vọng, xong việc xác định bộ giống tốt cho từng vụ trồng, từng vùng sinh thái hiện còn thiếu. Đây là một nhân tố hạn chế việc phát triển sản xuất cà chua ở nước ta. Để đáp ứng nhu cầu cà chua tiêu dùng và chế biến trong những giai đoạn khan hiếm cà chua, cần phải có bộ giống trái vụ, năng suất cao, chất lượng tốt để phục vụ canh tác trái vụ.
- Chưa xác định được quy trình canh tác thích hợp cho mỗi vụ, mỗi vùng và cho từng giống cà chua.
- Cà chua trồng trong điều kiện khí hậu Việt Nam với độ ẩm không khí cao dễ bị sâu bệnh phát sinh và gây hại, khó phòng trừ. Bên cạnh đó điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ cao, mưa lớn cũng làm ảnh hưởng tới khả năng thụ phấn, thụ tinh, gây rụng hoa, rụng quả.
- Sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ. Chưa có sản phẩm hàng hóa lớn phục vụ cho xuất khẩu và chế biến công nghiệp.
- Hạn chế về thông tin thị trường cũng là nguyên nhân của việc sản xuất cà chua chưa đạt như mong muốn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 39
- Thiếu công nghệ sau thu hoạch làm giảm sản lượng cà chua, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cà chua. Điều này dẫn tới thiệt hại cho người sản xuất và cả người tiêu dùng.
6.3.2 Giải pháp
Để góp phần giải quyết các tồn tại nêu trên, hàng loạt các vấn đề cần được xem xét và giải quyết: đầu tư cho sản xuất, quy hoạch vùng sản xuất cụ thể, xúc tiến thương mại... Nghiên cứu trên phương diện nông học thì khoa học công nghệ áp dụng cho sản xuất, quy trình kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất là yếu tố cần quan tâm. Giải quyết tốt khâu này có thể khắc phục đáng kể những tồn tại trong sản xuất cà chua.
Trong “Đề án phát triển rau, quả và hoa, cây cảnh giai đoạn 1999-2010” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 182/1999/QĐ-TTg ngày 03 tháng 9 năm 1999 [3] cùng với đề án “Quy hoạch phát triển rau, quả và hoa cây cảnh đến năm 2010 tầm nhìn 2020” được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt tại Quyết định số 52/2007/QĐ-BNN ngày 05 tháng 6 năm 2007 đã nhấn mạnh đến việc quy hoạch vùng sản xuất rau, trong đó cà chua là một trong những mặt hàng được quan tâm. Tuy nhiên trong triển khai giai đoạn 2007 - 2010 cây cà chua chưa thực sự được quan tâm nhiều.
Theo PGS.TS Trần Khắc Thi (Viện Nghiên cứu rau quả) chương trình rau quả và hoa, cây cảnh đã được Bộ NN&PTNT soạn thảo khá công phu, nhưng cho đến nay, đã bộc lộ rõ những tồn tại lớn như: mục tiêu đề ra chưa sát, xác định đối tượng cây trồng chưa thật chuẩn, tập trung đầu tư quá lớn cho các nhà máy chế biến…Riêng đối với cây lúa, dù đạt được kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD, nhưng theo nhận định của nhiều chuyên gia, sản xuất và xuất khẩu lúa gạo nước ta đã đến ngưỡng, không thể gia tăng thêm nữa. PGS.TS Trần Khắc Thi nhìn nhận: “Thị trường lúa gạo của cả thế giới là 9 tỷ USD, trong khi thị trường rau, hoa ,quả là hơn 100 tỷ USD. Mình lấy phần to của miếng bánh nhỏ hay lấy phần nhỏ của miếng bánh to?”. Đối với cây rau, trong cơ cấu cây rau, Bộ NN&PTNT đã tập trung nhiều cho phát triển cây măng tây, khoai sọ, măng tre,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 40
nhưng thực tế, những cây này đóng góp vào kim ngạch rất ít. Trong khi, kim ngạch xuất khẩu của nước ta hiện nay nhiều nhất vẫn là nhóm cây thông dụng như: cải bắp, cà chua, khoai tây, cà rốt, tỏi… Chắc chắn trong thời gian tới sẽ có những điều chỉnh về phát triển cây trồng trong cơ cấu cây rau trong đó tập trung nhiều hơn cho phát triển cà chua, một trong những cây rau có giá trị xuất khẩu cao của Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 41
CHƢƠNG 2