Động thái tăng trƣởng chiều cao cây của giống cà chua TN386 ở các mật độ trồng khác nhau vụ Đông Xuân 2010

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất cà chua vụ đông xuân 2009 - 2010 và 2010 - 2011 tại thái nguyên (Trang 65)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3.2.2 Động thái tăng trƣởng chiều cao cây của giống cà chua TN386 ở các mật độ trồng khác nhau vụ Đông Xuân 2010

mật độ trồng khác nhau vụ Đông Xuân 2010 - 2011

Động thái tăng trưởng chiều cao là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự sinh trưởng của cây trồng nói chung và của cà chua nói riêng. Cây tăng trưởng về chiều cao là nhờ quá trình tăng lên về số lượng và kích thước các tế bào mô phân sinh ở đỉnh sinh trưởng. Quá trình này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ngoại cảnh, nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ, kỹ thuật canh tác... và các giai đoạn sinh trưởng của cây. Theo dõi sự tăng trưởng chiều cao của cây giúp ta đánh giá tình trạng của cây, từ đó có thể đưa ra các biện pháp kỹ thuật phù hợp, tác động tạo cho cây có khả năng sinh trưởng phát triển khỏe mạnh.

Thân cà chua có tác dụng rất quan trọng, nó là nơi đỡ các chùm quả có khối lượng lớn, nếu thân cây không đủ khỏe sẽ không thể đảm nhận tốt chức năng này. Để cà chua sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao, đòi hỏi cây phải có một bộ thân chắc khỏe, muốn như vậy sự tăng trưởng về chiều cao của cây phải được điều chỉnh một cách hợp lý, tránh để xảy ra hiện tượng tăng trưởng không cân đối, cây cao vống nhưng thân nhỏ yếu. Một trong những yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến sự tăng trưởng chiều cao cây đó là mật độ gieo trồng. Nếu gieo trồng quá dày cây có thể thiếu ánh sáng dẫn tới phải vươn cao để cạnh tranh lẫn nhau, điều này ảnh hưởng không tốt tới sự sinh trưởng của cây. Qua bảng số liệu 3.9 ta thấy, giống cà chua TN386 thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn, chiều cao cây tăng liên tục từ khi trồng đến khi cây kết thúc vòng đời. Tuy nhiên ở các mức mật độ trồng khác nhau và trong các giai đoạn sinh trưởng khác nhau thì tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cũng có sự khác biệt.

Trong giai đoạn từ 7-14 ngày sau trồng chiều cao cây ở tất cả các công thức đều tăng chậm, sau trồng 7 ngày chiều cao cây ở các công thức dao động từ 7,6 - 8,7 cm và sau trồng 14 ngày dao động từ 11,3 - 12,6 cm. Trong giai đoạn này chiều cao cây tăng chậm vì sau khi đưa từ vườn ươm ra ruộng trồng cây phải mất một thời gian để bén rễ, hồi xanh và thích nghi dần với điều kiện mới. Trong giai đoạn này ảnh hưởng của yếu tố mật độ đến sự tăng trưởng chiều cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 66

cây là không đáng kể vì cây còn nhỏ, sự cạnh tranh về dinh dưỡng và ánh sáng hầu như chưa có.

Bảng 3.9: Động thái tăng trƣởng chiều cao của giống cà chua TN386 trong vụ Đông Xuân 2010 - 2011 ở các mật độ trồng khác nhau

Đơn vị: cm Công thức Ngày sau trồng 7 14 21 28 35 42 49 56 63 70 77 84 91 CT1(đ/c) 7,6 12,1 23,7 41,5 63,4 80,1 98,9 116,5 127,3 135,2 143,3 149,4 149,4 CT2 8,1 12,6 24,1 43 66,5 80,8 105,8 123,2 135 143,9 151 157,6 157,7* CT3 7,8 12,1 23,1 41,1 63,8 79,1 99,5 115,5 127,7 133,3 149,9 155,6 155,6* CT4 8,7 12,2 23,8 42,1 65,8 79,4 100,5 118,1 131,4 138,3 144,7 149,7 149,7ns CT5 7,7 11,3 23,3 40,5 63 75,7 94,5 109,5 120,1 128,3 135,9 141,5 142,3* CV(%) 7,5 LSD0,05 1,95 + CT1: Khoảng cách 70cm × 45cm, mật độ = 31.746 cây/ha + CT2: Khoảng cách 70cm × 35cm, mật độ = 40.816 cây/ha + CT3: Khoảng cách 70cm × 40cm, mật độ = 35.714 cây/ha + CT4: Khoảng cách 70cm × 50cm, mật độ = 28.571 cây/ha + CT5: Khoảng cách 70cm × 55cm, mật độ = 25.974 cây/ha

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất cà chua vụ đông xuân 2009 - 2010 và 2010 - 2011 tại thái nguyên (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)