Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống cà chua TN386 ở các mật độ trồng khác nhau vụ Đông Xuân 2010

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất cà chua vụ đông xuân 2009 - 2010 và 2010 - 2011 tại thái nguyên (Trang 73)

Thời gian (ngày)

3.3.2.5Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống cà chua TN386 ở các mật độ trồng khác nhau vụ Đông Xuân 2010

TN386 ở các mật độ trồng khác nhau vụ Đông Xuân 2010 - 2011

Đối với các loại rau ăn quả như cà chua, tỷ lệ đậu quả là một yếu tố quan trọng để đánh giá tiềm năng cho năng suất của cây. Nếu cây sinh trưởng thân lá mạnh nhưng khả năng ra hoa kém, tỷ lệ đậu quả thấp thì chắc chắn năng suất thu được sẽ không cao. Số lượng hoa trên cây cà chua do yếu tố giống chi phối là chủ yếu, nhưng tỷ lệ đậu quả lại bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác như: nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, dinh dưỡng, sâu bệnh và mật độ gieo trồng. Nếu mật độ trồng quá dày, các cây trồng sẽ cạnh tranh nhau về dinh dưỡng, ánh sáng do vậy chúng tập trung dinh dưỡng cho quá trình vươn cao, lượng dinh dưỡng cung cấp cho quá trình phân hóa mầm hoa, đậu quả và nuôi quả bị giảm sút dẫn tới ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả. Mặt khác khi mật độ cây trồng quá dầy sâu bệnh dễ dàng phát sinh gây hại, ngoài phá hại thân lá chúng còn có thể cắn rụng nụ, hoa, quả non làm ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả. Thậm chí khi quả đã lớn sâu đục vào trong quả làm thối quả, ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất cây trồng.

Qua bảng số liệu 3.13 ta thấy, ở tất cả các mật độ trồng khác nhau của giống cà chua TN386 tỷ lệ đậu quả ở các công thức đều đạt khá, dao động từ 44,6 - 48,7%. Số liệu xử lý thống kê cho thấy các mật độ trồng khác nhau không ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ đậu quả của cà chua, duy chỉ có công thức 2 (mật độ trồng dầy nhất) có tỷ lệ đậu quả thấp hơn so với đối chứng chắc chắn ở mức độ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 74

tin cậy 95%, các công thức khác có tỷ lệ đậu quả tương đương so với công thức đối chứng.

Bảng 3.13: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống cà chua TN386 ở các mật độ trồng khác nhau vụ Đông Xuân 2010 - 2011

Công thức Tỷ lệ đậu quả (%) Số quả TB /cây (quả) KLTB /quả (g) NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn /ha) CT1 (đ/c) 47,1 13,2 110,7 46,4 42,2 CT2 44,6* 13,0ns 90,8* 48,2* 44,0* CT3 46,7ns 12,8ns 106,3ns 48,6* 45,8* CT4 48,0ns 13,7* 117,7* 46,1ns 38,5* CT5 48,7ns 14,3* 117,6* 43,7* 37,3* CV(%) 8,0 11,3 5,1 4,7 7,2 LSD0,05 1,9 0,4 6,5 1,6 0,9 + CT1: Khoảng cách 70cm × 45cm, mật độ = 31.746 cây/ha + CT2: Khoảng cách 70cm × 35cm, mật độ = 40.816 cây/ha + CT3: Khoảng cách 70cm × 40cm, mật độ = 35.714 cây/ha + CT4: Khoảng cách 70cm × 50cm, mật độ = 28.571 cây/ha + CT5: Khoảng cách 70cm × 55cm, mật độ = 25.974 cây/ha

Năng suất là mục tiêu cuối cùng trong sản xuất nông nghiệp. Năng suất cây trồng là kết quả của sự tác động tổng hợp nhiều yếu tố trong suốt vòng đời của cây như: đặc tính di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh, biện pháp kỹ thuật canh tác ... Đây có thể coi là yếu tố quyết định cuối cùng đến việc lựa chọn hay không lựa chọn một giống cây trồng mới, một biện pháp kỹ thuật mới vào canh tác. Cây trồng muốn có năng suất cao thì các yếu tố cấu thành năng suất như: số quả trên cây, khối lượng trung bình quả, năng suất cá thể và số cây cho thu hoạch ổn định cũng phải đạt cao. Qua bảng 3.13 ta thấy:

- Số quả trên cây ở các công thức thí nghiệm dao động từ 12,8 - 14,3 quả, trong đó hai công thức có số quả/cây cao nhất là công thức 4 ( mật độ 28.571 cây/ha) và 5 (mật độ 25.974 cây/ha) đạt từ 13,7 - 14,3 quả/cây, cao hơn đối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 75

chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%, còn công thức 2 (mật độ 40.816 cây/ha) và 3 (mật độ 35.714 cây/ha) có số quả/cây tương đương so với đối chứng.

- Khối lượng trung bình/quả: Đây cũng là một trong những yếu tố quyết định trực tiếp đến năng suất cà chua. Nếu số lượng quả nhiều nhưng khối lượng trung bình/quả thấp (quả bé) thì năng suất sẽ không cao, ngược lại nếu khối lượng trung bình/quả cao nhưng số quả/cây ít thì năng suất cũng không được như mong muốn. Nếu như có thể điều chỉnh để cả hai yếu tố trên đều đạt khá thì chắc chắn năng suất cà chua sẽ cao. Ta thấy, khối lượng trung bình/quả của giống cà chua TN386 ở các mật độ trồng khác nhau dao động từ 90,8 - 117,7 gam. Công thức 4 và 5 có khối lượng trung bình/quả cao hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%, công thức 2 có khối lượng trung bình/quả thấp nhất chỉ đạt 90,8 gam; thấp hơn so với đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Riêng công thức 3 khối lượng trung bình/quả tương đương so với đối chứng.

- Năng suất lý thuyết của các công thức dao động từ 43,8 – 48,6 tấn/ha. Công thức 3 có năng suất lý thuyết cao nhất đạt 48,6 tấn/ha, công thức 5 có năng suất lý thuyết thấp nhất chỉ đạt 43,7 tấn/ha. So với công thức đối chứng công thức 2 và 3 có năng suất lý thuyết cao hơn, công thức 4 có năng suất lý thuyết tương đương và công thức 5 có năng suất lý thuyết thấp hơn. Như vậy có thể thấy, mật độ trồng khác nhau đã có ảnh hưởng lớn đối với năng suất cây trồng. Công thức 2 và 3 mặc dù có năng suất cá thể thấp, song do có mật độ trồng dầy hơn nên năng suất lý thuyết đạt cao, ngược lại công thức 4 và 5 mặc dù năng suất cá thể đạt cao hơn, song do mật độ trồng thưa hơn nên năng suất lý thuyết thấp hơn. Tuy vậy, năng suất lý thuyết mới chỉ phán ánh tiềm năng năng suất của giống, năng suất thực thu mới là kết quả cuối cùng phản ánh thực chất năng suất của cây trồng.

Qua bảng 3.13 ta thấy, năng suất thực thu ở tất cả các mật độ trồng của giống cà chua TN386 đạt khá cao, dao động từ 37,3 - 45,8 tấn/ha. Công thức 3 có năng suất thực thu cao nhất đạt 45,8 tấn/ha, công thức 5 có năng suất thực thu thấp nhất chỉ đạt 37,3 tấn/ha. So với công thức đối chứng thì công thức 2 và 3 có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 76

năng suất thực thu cao hơn chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%, còn công thức 4 và 5 có năng suất thực thu thấp hơn chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Công thức 4 và công thức 5 có các yếu tố cấu thành năng suất cao hơn so với đối chứng nhưng mật độ trồng thưa hơn do vậy năng suất thực thu trên ô thí nghiệm sau khi quy đổi thấp hơn so với công thức đối chứng, ngược lại công thức 2 và 3 mặc dù các yếu tố cấu thành năng suất thấp hơn hoặc tương đương so với đối chứng nhưng năng suất thực thu lại cao hơn vì các công thức này được trồng với mật độ dày hơn. Vậy có thể thấy mật độ trồng có ảnh hưởng đến năng suất thực thu của giống cà chua TN386 trong vụ Đông Xuân 2010 - 2011.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất cà chua vụ đông xuân 2009 - 2010 và 2010 - 2011 tại thái nguyên (Trang 73)