Tình hình nghiên cứu cà chua ở Việt Nam 1 Nghiên cứu về giống

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất cà chua vụ đông xuân 2009 - 2010 và 2010 - 2011 tại thái nguyên (Trang 29)

6. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cà chua ở Việt Nam 1 Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam

6.2 Tình hình nghiên cứu cà chua ở Việt Nam 1 Nghiên cứu về giống

6.2.1 Nghiên cứu về giống

Cà chua là đối tượng nghiên cứu chính trong nghiên cứu giống rau ở Việt Nam ngày từ những năm đầu thập kỷ 20 của thể kỷ trước. Tham gia vào công tác này có các Viện nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và PTNT: Viện Cây lương thực, cây thực phẩm, Viện Nghiên cứu Rau Quả, Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam, Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam, các trường đại học Nông nghiệp Hà Nội, Đại học Thủ Đức, Sư phạm Quy Nhơn, Trung tâm kỹ thuật rau hoa quả Hà Nội, Các công ty giống cây trồng miền Nam, công ty Trang Nông, Hoa Sen, Đông Tây…

Công tác nghiên cứu chọn tạo giống cà chua ở Việt Nam có thể chia thành các giai đoạn như sau:

Giai đoạn từ cuối những năm 1970 đến 1990, công tác nghiên cứu chủ yếu tập trung bằng con đường nhập nội, khảo nghiệm và tuyển chọn giống từ nguồn vật liệu trên. Các giống cà chua được tạo ra trong giai đoạn này là: Giống cà chua Ba Lan, Nozuma, Dazuma. Giống cà chua Số 7 của Viện Cây lương thực - cây thực phẩm chọn từ một số giống nhập nội, giống 214 của Viện Cây lương thực, cây thực phẩm chọn từ tổ hợp lai CV1 × American, hạt lai F1 được xử lý đột biến; giống Hồng Lan được chọn từ một giống nhập nội qua xử lý nhiệt độ thấp; giống SB2, SB3 do Viện Khoa học miền Nam chọn từ tổ hợp lai Start × Ba Lan; giống xuân hè CS1 do trung tâm kỹ thuật rau hoa quả chọn tạo.

- Giai đoạn 1990-1999, các nghiên cứu theo hướng chọn giống thâm canh, giống chịu nhiệt để trồng trái vụ. Đã có kết quả bước đầu chọn ưu thế lai một số giống tiêu biểu được chọn trong giai đoạn này là VR2, giống cà chua quả nhỏ (dạng CH) được Viện Nghiên cứu Rau quả chọn từ nguồn nhập nội; giống XH2 do Viện Nghiên cứu Rau quả chọn tạo cho vụ xuân hè; Giống cà chua Lai Số 1 do Viện Cây lương thực- cây thực phẩm lai tạo, được công nhận năm 1999 là giống lai đầu tiên ở nước ta.

- Giai đoạn từ 2000 đến nay: Các nghiên cứu chọn tạo giống được thực hiện trong nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp Cơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30

sở. Một số giống cà chua mới tạo ra như: Tập thể các tác giả khoa học Viện Cây lương thực, Đào Xuân Thảng, Đoàn Xuân Cảnh và cộng tác viên đã chọn tạo thành công 2 giống cà chua chế biến C95 và C50, hai giống này được công nhận khu vực hoá năm 1999, trong đó C95 được chọn lọc từ tổ hợp lai NN325 × Số 7 tiếp tục mở rộng trong sản xuất đến năm 2004 được công nhận giống quốc gia. Giống cà chua lai VT3 được công nhận là giống quốc gia năm 2008 và giống cà chua C155 được công nhận tạm thời năm 2006.

Giống cà chua PT18 do Viện nghiên cứu Rau quả chọn lọc từ tập đoàn giống cà chua nhập nội của AVRDC.

Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội đã chọn tạo và đưa giống cà chua lai vào sản xuất như các giống HT7 đã được công nhận giống chính thức và giống HT21 đã được công nhận giống tạm thời.

Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường với nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều công ty giống trong và ngoài nước đã hình thành và họ cũng đã và đang tham gia tích cực vào quá trình nhập nội giống, bình tuyển và cung ứng cho sản xuất những giống cà chua mới có năng suất cao, chất lượng tốt. Công ty Trang nông với các giống TN148, TN002, TN52, TN54, Công ty Hoa Sen với các giống VL2000, VL2910... được trồng ở một số vùng trong nước.

Giống cà chua Kim cương đỏ F1 là giống được nhập nội từ nguồn giống cà chua lai F1 của Tập đoàn Syngenta Thái Lan có nhiều ưu điểm nổi bật như: là giống sinh trưởng vô hạn, giống cho năng suất cao (4-6kg/cây), quả to, đều, chất lượng tốt, vỏ cứng nên có thể bảo quản lâu và thuận tiện cho việc vận chuyển đi xa; đặc biệt giống Kim Cương Đỏ có khả năng chống chịu rất tốt với bệnh sương mai.

Giống cà chua DV2962 là giống cà chua lai F1 có nguồn gốc từ Ấn Độ, được nhập nội vào Việt Nam. Giống có biên độ thích ứng rộng, thích hợp cho ăn tươi và chế biến công nghiệp. Giống có khả năng sinh trưởng khoẻ, thân mập xanh đậm, cây cao trung bình 110-130cm, nhiều hoa, sai quả. Bình quân mỗi cây cho 10 chùm hoa, mỗi chùm 5-6 quả. DV2962 rất dễ thụ phấn, ngay cả trong điều kiện thời tiết bất thuận mưa nhiều vẫn đậu quả cao hơn các giống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31

khác nên không cần xử lý hoặc thụ phấn bổ sung. Quả hình trứng, khối lượng bình quân 90-100g, rắn đặc, thịt quả nạc, chín đỏ tươi, vai hơi xanh, phẩm chất ngon, độ Brix đạt 4,8-5,0. Giống có khả năng chống chịu tốt một số bệnh nguy hiểm như héo xanh, mốc sương, xoăn lá do virus...

Các giống cà chua mới Savior, DT28, Perfect89 đều thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn do Trung tâm kỹ thuật rau quả Vĩnh Phúc giới thiệu là các giống có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt hơn so với giống đối chứng, cây chắc khỏe, chống chịu sâu bệnh khá, năng suất cao, quả đẹp, cứng, phù hợp cho xuất khẩu, chế biến. Đặc biệt, nếu được chăm sóc đúng kỹ thuật, các giống cà chua này khi gặp thời tiết không thuận lợi như: nắng nóng, khô hạn, ít mưa vẫn không ảnh hưởng đến năng suất.

Giống cà chua VL101 là giống có nguồn gốc từ Nhật Bản. Giống có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao. Cà chua VL101 có thân cao, chùm trái nhiều, màu sắc đẹp, trái cứng và thời gian bảo quản trái tươi lâu, thuận lợi trong việc vận chuyển tiêu thụ đường dài. Giống cà chua mới này còn có thể kháng được nhiều loại bệnh như móc sương, héo xanh.

Giống cà chua thuần PT18 là giống cà chua có dạng hình sinh trưởng hữu hạn do Viện Nghiên cứu Rau quả chọn tạo từ các giống cà chua nhập nội từ Trung tâm phát triển rau châu Á (AVRDC), được Bộ NN-PTNT công nhận là giống Quốc gia và cho phép đưa vào sản xuất đại trà từ tháng 8 năm 2004. PT18 có thời gian sinh trưởng ngắn (100-120 ngày), tán gọn, phân cành ít, khả năng kháng bệnh tốt đặc biệt với bệnh héo xanh vi khuẩn. Giống có tiềm năng năng suất cao 45-50 tấn/ha, chất lượng tốt với độ Brix đạt 4,8-5,2, độ pH thấp <4,5, dạng quả tròn thuôn dài, khi chín có màu đỏ đậm, không bị nứt quả trong tất cả các thời vụ trồng (kể cả trồng vụ trái). PT18 là giống có khả năng trồng rải vụ tốt, có thể trồng và cho năng suất cao trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau, cho thu hoạch từ khoảng cuối tháng 11, đầu tháng 12 và kéo dài cho tới tháng 6 năm sau. Giống PT18 thích hợp cho ăn tươi và làm nguyên liệu chế biến công nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32

Giống cà chua lai F1 VT3: Giống do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn tạo từ tổ hợp lai (15xVX), được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống tạm thời và cho phép đưa vào sản xuất thử nghiệm từ tháng 8 năm 2004. VT3 là giống cà chua có dạng hình bán hữu hạn, cây cao 90-100cm, thời gian sinh trưởng 125-135 ngày, quả tròn, khối lượng đạt 90-100g,13-17 quả/cây, năng suất bình quân đạt 45-50 tấn/ha, nếu thâm canh tốt có thể đạt tới 60 tấn/ha, khả năng chống chịu bệnh sương mai, héo xanh virus khá, thích hợp cho ăn tươi và chế biến công nghiệp. Có thể trồng được 2 vụ: vụ chính gieo hạt và trồng từ 15-9 đến 15-10, thu hoạch từ cuối tháng 12 đến tháng tháng 2 năm sau; vụ muộn: gieo và trồng từ 5-11 đến 20-11, thu hoạch từ đầu tháng 3 đến tháng 4 năm sau ( Trần Khắc Thi và cs, 2008) [19].

Giống lai F1 PT18: Đây là giống cà chua được Viện nghiên cứu Rau quả tạo ra bằng phương pháp chọn lọc cá thể từ quần thể các giống cà chua chế biến nhập nội trong nhiều năm. PT18 có dạng hình sinh trưởng hữu hạn, năng suất trong vụ Đông Xuân 45 - 48 tấn/ha, còn vụ xuân hè đạt 25 - 30 tấn/ha, có khả năng sinh trưởng phù hợp với điều kiện của nhiều vùng sinh thái.

Giống C95: Giống được Viện Cây lương thực và cây thực phẩm tạo ra bằng phương pháp chọn lọc dòng từ tổ hợp lai (NN325 x No.7) trong thời gian 13 năm (1991-2003). C95 là giống có dạng hình sinh trưởng bán hữu hạn, thời gian sinh trưởng trung bình 120-125 ngày. Cây cao 95-100cm, lá xanh sáng, ra quả sớm, thu quả lứa đầu 70-75 ngày sau trồng, chín tập trung, thuận tiện cho nguyên liệu chế biến, thời gian thu hoạch 20-30 ngày. Giống C95 rất sai quả, trung bình đạt 18-24 quả/cây, khối lượng trung bình 90-95 gam/quả, năng suất thực thu cao: 35-43 tấn/ha trong vụ thu đông sớm (gieo hạt 15/8, trồng đầu tháng 9), chính vụ (gieo hạt 15/9, trồng đầu tháng 10) và 28-30 tấn/ha trong vụ xuân hè (gieo hạt 15/2 trồng giữa tháng 3).

Giống cà chua VT3 là giống cà chua lai F1 do Viện Cây lương thực và cây thực phẩm tạo ra bằng con đường sử dụng ưu thế lai F1 từ năm 2001. Giống cà chua lai VT3 sinh trưởng khỏe, thân lá xanh, thuộc dạng hình sinh trưởng bán hữu hạn, cây cao 90-95cm. Thời gian sinh trưởng trung bình 120-130 ngày, chín

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33

sớm, thu quả lứa đầu sau trồng 65-70 ngày. Quả chín tập trung, thời gian thu quả kéo dài 25-30 ngày. Giống có dạng quả tròn, to (đường kính quả 9,6cm, khối lượng quả đạt 120-125 gam/quả), rất sai (15-18 quả/cây), năng suất cao (43-50 tấn/ha), quả chín đỏ thẫm rất hấp dẫn, độ Brix 4,6%, thích hợp ăn tươi. Giống có khả năng chống chịu một số bệnh nguy hiểm như sương mai, đốm lá và virus. Giống có khả năng trồng được trong các vụ đông sớm (gieo hạt 15/8, trồng 5/9), đông chính (gieo hạt 15/9, trồng 5/10) và xuân hè (gieo hạt 15/2, trồng 10/3).

Giống HT21: Đây là giống cà chua do Trường Đại học Nông nghiệp I tạo ra bằng phương pháp tạo giống ưu thế lai. Giống HT21 là một trong những dòng lai được chọn tạo qua nhiều năm cho thấy có nhiều ưu điểm về năng suất, chất lượng, thời vụ và khả năng rải vụ gieo trồng cũng như thu hoạch. HT 21 thuộc dạng ngắn ngày (90-100 ngày), thấp cây (74-94cm), cây sinh trưởng khỏe, ra hoa rộ, nhiều hoa , sai quả (30-34 quả/cây), thu quả tập trung, nhanh chín. Khối lượng quả trung bình đạt 70gam/quả, năng suất khá cao (50-58 tấn/ha). Giống có hàm lượng đường cao, độ Brix khá cao, vỏ cứng, chịu vận chuyển, thích hợp cho ăn tươi và chế biến công nghiệp.

Giống cà chua VL2910 có nguồn gốc từ Mỹ. Đây là giống cà chua thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn, thời gian cho quả kéo dài. Đặc điểm chung của các giống này là sinh trưởng khoẻ, chống đổ tốt, chịu thâm canh, quả to, năng suất cao, chất lượng khá, thịt quả dầy, nhiều bột, khi chín có màu đỏ tươi, rất đẹp, độ brix cao (4,5-5), quả cứng dễ bảo quả và chịu vận chuyển, ít hạt.

Giống cà chua lai FM29 do Viện Nghiên cứu Rau quả giới thiệu. Đây là giống có dạng hình sinh trưởng vô hạn, cây khoẻ mập, thời gian sinh trưởng 130-160 ngày thời thích hợp trồng vụ thu đông và Đông Xuân.

Giống I-66 là giống cà chua nhập nội từ Nhật Bản. I-66 thuộc dạng hình sinh trưởng vô hạn, sinh trưởng mạnh, phân nhiều nhánh, có thể cao tới 1,8-2m. Quả tương đối đều, lúc xanh có nhiều vân xanh trên vai, khi chín có màu đỏ tươi rất hấp dẫn, thích hợp cho ăn tươi và chế biến.

Giống cà chua TM2016 là giống cà chua sinh trưởng vô hạn, thời gian sinh trưởng tử khi trồng đến lúc thu hoạch khoảng 70 ngày. Sinh trưởng và phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34

triển mạnh, có thể trồng được quanh năm. Quả to, dạng quả cao thành, màu đỏ đẹp. Cây sinh trưởng khỏe, kháng tốt với bệnh héo rũ vi khuẩn, khả năng đậu quả rất cao.

Giống cà chua TN386 của Công ty Trang Nông cung cấp. Là giống cà chua sinh trưởng vô hạn, thời gian sinh trưởng từ khi trồng đến lúc thu hoạch khoảng 65-75 ngày. Cây sinh trưởng và phát triển mạnh, khả năng thích ứng rộng, chịu lạnh tốt. Năng suất cao trong điều kiện thâm canh tốt. Khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh hại tương đối tốt. Hoa nhiều và ty lệ đậu quả khá cao. Quả to, thịt quả dày, ít hạt, màu sắc khi chín rất đẹp.

Các kết quả về tình hình nghiên cứu và phát triển cà chua trong nước thời gian vừa qua là rất đáng khích lệ, trong thời gian tới việc nghiên cứu áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cà chua nói riêng sẽ còn đạt được nhiều thành công hơn nữa. Hướng nghiên cứu cà chua trong những năm tới vẫn là tập trung vào chọn tạo các giống cà chua năng suất cao phục vụ công nghiệp chế biến và các giống cà chua chịu nhiệt để phục vụ sản xuất cà chua trái vụ. Với những kết quả nghiên cứu về giống cà chua như vậy mở ra cho việc sản xuất cà chua cơ hội rất lớn để phát triển. Công việc tiếp theo là nghiên cứu, khảo nghiệm để đưa các giống cà chua phù hợp cho từng vùng sản xuất, nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp để áp dụng cho sản xuất cà chua đạt hiệu quả cao.

6.2.2 Nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật trồng trọt

Cà chua thuộc họ cà (Solanaceae) thường rất mẫn cảm với nhiều loại sâu, bệnh hại, gây thiệt hại kinh tế lớn cho người sản xuất. Các loài sâu bệnh hại nguy hiểm và phổ biến là: bọ phấn, sâu xanh, sâu khoang, sâu xám, bệnh xoăn lá, bệnh héo rũ do nấm và héo xanh vi khuẩn, bệnh mốc sương, bệnh đốm vòng. Sâu, bệnh hại có thể phát sinh ở tất cả các vụ trồng cà chua.

Để sản xuất cà chua đảm bảo an toàn theo Trần Khắc Thi và các cộng sự cần phải thực hiện phương pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) như: Sử dụng giống chống chịu, cây giống khoẻ và sạch bệnh, bón phân cân đối, đúng liều lượng và đúng lúc, bảo vệ thiên địch, xác định hệ thống cây trồng và các biện pháp luân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 35

canh, xen canh hợp lý, thăm đồng thường xuyên, phát hiện kịp thời để ngăn chặn dịch hại, diệt sâu bằng tay, ngắt bỏ bộ phận bị bệnh, hoặc nhổ bỏ cây bị bệnh đem thiêu hủy khi mới xuất hiện. Nếu diệt trừ bằng hoá chất bảo vệ thực vật phải đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng, đúng ngưỡng kinh tế, tăng cường sử dụng các thuốc vi sinh nhóm Bt, thảo mộc và sử dụng thuốc luân phiên. Xử lý hạt giống trước khi gieo [7].

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất cà chua vụ đông xuân 2009 - 2010 và 2010 - 2011 tại thái nguyên (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)