Tình hình sâu, bệnh hại trên các giống cà chua thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất cà chua vụ đông xuân 2009 - 2010 và 2010 - 2011 tại thái nguyên (Trang 55)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3.1.2 Tình hình sâu, bệnh hại trên các giống cà chua thí nghiệm

Sâu, bệnh hại cây trồng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng nông sản. Đối với cây cà chua, các loại sâu hại thường gặp gồm: sâu xám (Agrotis upsilon Rottemberg), sâu khoang (Spodoptera littura Fabricius), sâu xanh (Hellicoverpa armigera Hubner), rệp muội (Myzus persicae Sulzer), bọ phấn... Bệnh hại cà chua gồm: bệnh mốc sương do nấm Phytophthora infestans de Baryl, bệnh xoăn lá do virus TYLCV (Tomato Yellow Leaf Curly Virus), bệnh héo rũ do nấm Sclerotium rolfsii Sacc

và do vi khuẩn Ralstonia solanaceanum Smith.

Trong thí nghiệm so sánh giống cà chua vụ Đông Xuân 2009 - 2010 và 2010 - 2011 chúng tôi thấy xuất hiện sâu xanh ăn lá, sâu khoang đục quả và bệnh xoăn lá cà chua. Kết quả theo dõi tình hình sâu, bệnh hại trên các giống cà chua thí nghiệm được thể hiện qua bảng 3.4.

Qua số liệu bảng 3.4 ta thấy, vụ Đông Xuân 2010 - 2011 các giống cà chua đều bị sâu, bệnh hại nặng hơn so với vụ Đông Xuân năm 2009 - 2010 cả về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 56

mật độ sâu cũng như tỷ lệ hại. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho năng suất cà chua vụ Đông Xuân 2010 - 2011 ở tất cả các giống đều thấp hơn so với năng suất vụ Đông Xuân 2009 - 2010.

* Đối với sâu ăn lá: mật độ sâu ăn lá gây hại trên các giống cà chua thí nghiệm từ 2,1 - 2,7 con/cây. Giống đối chứng và giống TN386 có mật độ sâu ăn lá gây hại thấp nhất trung bình 2,1 con/cây, giống VL2910 có mật độ sâu ăn lá gây hại cao nhất 2,7 con/cây.

Giống bị hại với tỷ lệ cao nhất là giống VL2910 và DiVa với tỷ lệ hại trung bình hai vụ là 56,7%, giống đối chứng và TN386 bị hại với tỷ lệ thấp nhất với số liệu trung bình hai vụ là 43,4%.

Bảng 3.4: Tình hình sâu, bệnh hại trên các giống cà chua thí nghiệm vụ Đông Xuân 2009 - 2010 và 2010 - 2011 tại Thái Nguyên

Giống

Sâu ăn lá Sâu đục quả Bệnh xoăn lá Mật độ (con/cây) Tỷ lệ hại (%) Mật độ (con/cây) Tỷ lệ hại (%) Tỷ lệ bệnh (%) 2009 - 2010 2010 - 2011 TB 2 vụ 2009 - 2010 2010 - 2011 TB 2 vụ 2009 - 2010 2010 - 2011 TB 2 vụ 2009 - 2010 2010 - 2011 TB 2 vụ 2009 - 2010 2010 - 2011 TB 2 vụ Đ/C 1,8 2,4 2,1 40,0 46,7 43,4 2,5 2,3 2,4 40,0 46,7 43,4 6,7 20,0 13,4 FM29 2,2 2,6 2,4 53,3 53,3 53,3 2,2 2,4 2,3 53,3 53,3 53,3 13,3 20,0 16,7 VL2910 2,4 3,0 2,7 53,3 60,0 56,7 2,4 2,6 2,5 53,3 60,0 56,7 13,3 26,7 20,0 DiVa 2,0 2,4 2,2 53,3 60,0 56,7 1,8 1,8 1,8 40,0 46,7 43,4 6,7 20,0 13,4 TN386 1,8 2,4 2,1 40,0 46,7 43,4 2,2 2,8 2,4 40,0 40,0 40,0 6,7 20,0 13,4

* Sâu đục quả: số liệu trung bình bảng 3.4 ta thấy sâu đục quả phát sinh và gây hại trên các giống cà chua thí nghiệm với mật độ trung bình từ 1,8 - 2,5 con/cây. Giống bị sâu đục quả gây hại nặng nhất là VL2910 (2,5 con/cây). Giống TN386 mật độ sâu đục quả gây hại tương đương với đối chứng. Giống FM29 và DiVa mật độ sâu đục quả gây hại thấp hơn so với đối chứng trong đó DiVa bị hại nhẹ nhất nhất với trung bình 1,8 con/cây.

Tỷ lệ hại của sâu đục quả trên các giống cà chua thí nghiệm trung bình từ 40,0 - 56,7%. Giống có tỷ lệ hại cao nhất là VL2910 (tỷ lệ hại trung bình là 56,7%), tỷ lệ hại thấp nhất là giống TN386 với mức trung bình 40%. So với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 57

giống đối chứng thì chỉ có giống TN386 có tỷ lệ hại thấp hơn, còn các giống DiVa, FM29 và VL2910 đều bị hại với tỷ lệ cao hơn.

* Bệnh xoăn lá: là bệnh hại nguy hiểm trên cà chua, gây ra bởi virus TYLCV. Bệnh lây truyền do trung gian truyền bệnh là bọ phấn, hoặc do dụng cụ cắt tỉa bị nhiễm virus. Bệnh xoăn lá làm cây còi cọc, lá xoăn, dừng sinh trưởng về chiều cao, ra hoa và đậu quả kém, quả nhỏ, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cà chua.

Nhìn chung các giống cà chua tham gia thí nghiệm trong hai vụ Đông Xuân 2009 - 2010 và 2010 - 2011 đều mắc bệnh, tuy nhiên bệnh phát sinh chủ yếu vào giai đoạn cuối vụ, tỷ lệ bệnh tương đối thấp từ 13,4 - 20%.. Giống bị xoăn lá nặng nhất là VL2910 với tỷ lệ bệnh 20%, giống FM29 tỷ lệ bệnh là 16,7%, các giống còn lại là DiVa và TN386 có tỷ lệ bệnh tương đương với giống đối chứng, trung bình 13,4%.

* Nhận xét: các giống cà chua tham gia thí nghiệm hai vụ Đông Xuân 2009 - 2010 và 2010 - 2011 đều bị sâu, bệnh hại, trong đó giống VL2910 có mật độ sâu và tỷ lệ hại cao nhất; giống TN386 có mật độ sâu và tỷ lệ hại thấp nhất, tương đương hoặc thấp hơn so với giống đối chứng. Giống TN386 có khả năng chống chịu so với sâu bệnh tốt nhất trong các giống cà chua thí nghiệm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất cà chua vụ đông xuân 2009 - 2010 và 2010 - 2011 tại thái nguyên (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)