Một số chỉ tiêu về đặc điểm hình thái quả của các giống cà chua thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất cà chua vụ đông xuân 2009 - 2010 và 2010 - 2011 tại thái nguyên (Trang 61)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3.1.4. Một số chỉ tiêu về đặc điểm hình thái quả của các giống cà chua thí nghiệm

quả là giống TN386 có năng suất thực thu cao hơn so với giống đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Giống FM29 có năng suất thực thu thấp hơn sơ với đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Giống VL2910 có năng suất thực thu tương đương so với đối chứng, riêng giống DiVa thì vụ Đông Xuân 2009 - 2010 có năng suất thực thu thấp hơn đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%, nhưng trong vụ Đông Xuân 2010 - 2011 lại tương đương so với đối chứng.

Mức độ chênh lệch năng suất thực thu của các giống giữa hai vụ trung bình từ 1-2 tấn/ha. Vụ Đông Xuân 2009 - 2010 tất cả các giống đều cho năng suất thực thu cao hơn so với vụ Đông Xuân năm 2010 - 2011.

Ta thấy, khi nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống cà chua thí nghiệm, giống nào có yếu tố cấu thành năng suất như tỷ lệ đậu quả, số quả trung bình trên cây, khối lượng trung bình trên quả đạt cao thì năng suất lý thuyết và năng suất thực thu cũng đạt cao hơn và ngược lại. Giống TN386 có chỉ số các yếu tố cấu thành năng suất đạt tốt, do vậy năng suất thực thu của giống cũng đạt cao nhất.

3.3.1.4. Một số chỉ tiêu về đặc điểm hình thái quả của các giống cà chua thí nghiệm nghiệm

Đặc điểm hình thái quả cà chua là yếu tố rất được người tiêu dùng quan tâm. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nứt quả, hình dạng quả và độ dày thịt quả được thể hiện trong bảng 3.7

Từ số liệu ở bảng 3.7 ta thấy, hiện tượng nứt quả ở 2 vụ Đông Xuân 2009 - 2010 và 2010 - 2011 xuất hiện trên các giống cà chua thí nghiệm với tỷ lệ tương đối thấp (từ 0,6 - 1,7%). Nứt quả xuất hiện trên tất cả các giống chủ yếu trong vụ Đông Xuân 2009 - 2010, trong vụ Đông Xuân 2010 - 2011 chỉ có giống DiVa xảy ra hiện tượng này. Nứt quả với tỷ lệ thấp và mức độ nhẹ không làm ảnh hưởng nhiều đến năng suất của các giống cà chua thí nghiệm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 62

Bảng 3.7: Một số đặc điểm hình thái quả của các giống cà chua thí nghiệm vụ Đông Xuân 2009 - 2010 và 2010 - 2011 tại Thái Nguyên

Giống Tỷ lệ nứt quả (%) Độ dày thịt quả (cm) Tỷ lệ H/D Dạng quả 2009 - 2010 2010 - 2011 TB 2009 - 2010 2010 - 2011 TB Đ/C 1,3 0,0 0,7 0,6 0,7 0,65 1,2 dài FM29 1,2 0,0 0,6 0,6 0,5 0,55 1,1 dài VL2910 1,3 0,0 0,7 0,6 0,7 0,65 1,0 tròn DiVa 2,0 1,3 1,7 0,5 0,5 0,50 0,9 dẹt TN386 1,3 0,0 0,7 0,7 0,7 0,70 1,2 dài

Qua bảng số liệu ta thấy, các giống cà chua thí nghiệm có tỷ lệ H/D dao động từ 0,8 - 1,2 tương ứng với 3 dạng quả cơ bản là quả dẹt (H/D <1), quả tròn (H/D = 1) và quả dài (H/D>1). Giống TN386, giống FM29 và giống đối chứng có dạng quả dài, giống VL2910 có dạng quả tròn, giống DiVa có dạng quả dẹt. Theo kết quả điều tra thị hiếu người tiêu dùng, cà chua dạng quả dài được người tiêu dùng ưa chuộng hơn cả. Như vậy, trong các giống cà chua thí nghiệm thì giống đối chứng, TN386 và FM29 là các giống có dạng quả phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Độ dày thịt quả là chỉ tiêu quan trọng đối với cà chua. Thịt quả dày, ít hạt độ cứng quả sẽ cao hơn so với giống thịt quả mỏng, nhiều hạt. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cà chua mà còn liên quan đến khả năng vận chuyển và bảo quản. Độ dày thịt quả của các giống cà chua thí nghiệm từ 0,5 - 0,7cm. Trong đó giống có độ dày thịt quả lớn nhất là TN386 với mức trung bình 0,7cm; giống VL2910 và đối chứng có độ dày thịt quả trung bình 0,65cm; giống FM29 có độ dày thịt quả trung bình 0,6cm và cuối cùng là giống DiVa thịt quả có độ dày trung bình 0,5cm.

Kết luận:

- Kết quả so sánh các giống cà chua triển vọng vụ Đông Xuân 2009 - 2010 chúng tôi nhận thấy giống cà chua TN386 là giống có khả năng sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 63

trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao nhất. Mặt khác, giống TN386 có độ dày thịt quả khá cao và có dạng quả đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng. Vì vậy chúng tôi đã lựa chọn giống này làm vật liệu nghiên cứu cho các thí nghiệm về xác định mật độ và cây trồng xen ở vụ Đông Xuân 2010 - 2011 nhằm hoàn thiện quy trình kỹ thuật trước khi giới thiệu giống mới cho sản xuất.

- Sau khi kết thúc so sánh các giống cà chua triển vọng vụ Đông Xuân 2009 - 2010 và 2010 - 2011, chúng tôi thấy giống cà chua TN386 là giống có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, khả năng chống chịu khá, cho năng suất cao, có thể giới thiệu cho sản xuất.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất cà chua vụ đông xuân 2009 - 2010 và 2010 - 2011 tại thái nguyên (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)