Động thái ra lá trên thân chính của giống cà chua TN386 ở các mật độ trồng khác nhau vụ Đông Xuân 2010

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất cà chua vụ đông xuân 2009 - 2010 và 2010 - 2011 tại thái nguyên (Trang 69)

Thời gian (ngày)

3.3.2.3Động thái ra lá trên thân chính của giống cà chua TN386 ở các mật độ trồng khác nhau vụ Đông Xuân 2010

độ trồng khác nhau vụ Đông Xuân 2010 - 2011

Lá là cơ quan rất quan trọng của cây, nó là bộ phận chủ yếu tạo ra vật chất hữu cơ nuôi cây, ngoài ra lá cà chua còn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc che phủ bảo vệ quả cà chua. Tác dụng này đặc biệt quan trọng vì quả cà chua là loại mọng nước nếu không được che phủ khi gặp nắng to sẽ rất dễ bị nứt quả, rám nắng tạo điều kiện cho các loài vi sinh vật xâm nhập gây thối quả, ảnh hưởng đến năng suất. Lá cà chua là bộ phận phản ánh trung thực nhất, rõ nét nhất tình trạng của cây, thường xuyên theo dõi quan sát sự tăng trưởng của bộ lá giúp ta xác định được tình trạng của cây, từ đó có thể nhanh chóng có biện pháp tác động thích hợp giúp cây sinh trưởng tốt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 70

Trong vụ Đông Xuân 2010 - 2011, diễn biến thời tiết khí hậu khá thuận lợi cho sinh trưởng thân lá của cà chua, điều này tạo một tiền đề rất tốt để cây có thể cho năng suất cao. Trong giai đoạn hồi xanh, sinh trưởng sinh dưỡng của cây gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, do vậy tạo điều kiện cho cây sinh trưởng thân lá tốt. Giống cà chua TN386 thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn, sự tăng trưởng về số lá cũng diễn ra liên tục cho tới khi cây kết thúc vòng đời. Tuy nhiên, số lá chủ yếu do yếu tố giống quyết định, ít chịu sự chi phối của các yếu tố ngoại cảnh hơn so với sự tăng trưởng chiều cao.

Bảng 3.11: Động thái tăng trƣởng số lá trên thân chính của giống cà chua TN386 vụ Đông Xuân 2010 - 2011 ở các mật độ trồng khác nhau

Đơn vị: lá Công thức Ngày sau trồng 7 14 21 28 35 42 49 56 63 70 77 84 91 CT1(đc) 5,0 6,9 10,1 13,1 16,3 19,1 21,7 23,6 25,1 26,5 27,7 29,3 29,3 CT2 5,0 7,3 10,3 13,5 16,9 19,2 21,9 24,0 25,8 26,8 28,3 29,2 29,2ns CT3 5,3 7,3 10,1 13,4 16,8 19,1 21,5 23,7 25,1 26,7 28,1 29,3 29,3ns CT4 4,7 6,7 9,9 13,0 16,1 18,7 21,7 23,5 24,9 26,5 28,1 29,3 29,0ns CT5 5,7 7,1 10,1 12,9 16,2 19,0 21,7 23,5 24,9 26,5 27,0 29,1 29,1ns CV(%) 2,6 LSD.05 1,4 + CT1: Khoảng cách 70cm × 45cm, mật độ = 31.746 cây/ha + CT2: Khoảng cách 70cm × 35cm, mật độ = 40.816 cây/ha + CT3: Khoảng cách 70cm × 40cm, mật độ = 35.714 cây/ha + CT4: Khoảng cách 70cm × 50cm, mật độ = 28.571 cây/ha + CT5: Khoảng cách 70cm × 55cm, mật độ = 25.974 cây/ha

Qua bảng 3.11 ta thấy, sự tăng trưởng về số lá ở các công thức diễn ra khá đồng đều cả về số lượng cũng như tốc độ tăng trưởng. Số lá cuối cùng của các công thức dao động từ 29,1 - 29,3 lá. Các công thức 2, 3 và 4 có số lá cuối cùng trên thân chính tương đương với công thức đối chứng đạt 29,3 lá, công thức có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 71

số lá cuối cùng trên thân chính thấp nhất là công thức 5 đạt 29,1 lá. Sự chênh lệch số lá cuối cùng giữa các công thức là không có ý nghĩa, như vậy mật độ trồng khác nhau không làm ảnh hưởng tới số lá cuối cùng của giống cà chua TN386.

Tốc độ ra lá của các công thức khá đồng đều nhau. Trong giai đoạn từ 7 - 63 ngày sau trồng tốc độ ra lá trên các công thức đều đạt 1,5 - 3 lá /tuần, sau đó từ 63 - 84 ngày sau trồng tốc độ ra lá giảm xuống 1,5 - 1 lá/tuần và cuối cùng dừng hẳn ở 84 ngày sau trồng.

Đối với cây cà chua, sau giai đoạn hồi xanh sự tăng trưởng chiều cao cây và số lá diễn ra rất nhanh, cần lưu ý làm giàn cho cà chua kịp thời (từ 28 - 35 ngày sau trồng) giúp cây sinh trưởng tốt, không gãy đổ. Đồng thời với sinh trưởng thân lá mạnh, cà chua cũng phân hóa mầm hoa, ra hoa và đậu quả trong giai đoạn này. Vì vậy cần theo dõi để bón phân kịp thời cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây sinh trưởng tốt và cho năng suất cao. Đặc biệt trong vụ Đông Xuân do điều kiện nhiệt độ và ẩm độ phù hợp nên sâu hại có khả năng phát sinh gây hại mạnh trên thân, lá, hoa và quả cà chua. Vì vậy, để bảo vệ cây giúp cây có bộ lá khỏe mạnh sinh trưởng tốt cần thường xuyên theo dõi phòng trừ sâu bệnh hại.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất cà chua vụ đông xuân 2009 - 2010 và 2010 - 2011 tại thái nguyên (Trang 69)