6. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cà chua ở Việt Nam 1 Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam
6.2.2.2 Các nghiên cứu về cây trồng xen
Về phương diện BVTV, xen canh cây trồng thường làm giảm những thiệt hại do các loài dịch hại gây ra cho cây trồng. Nhiều loại sinh vật gây hại có tính chuyên hóa thức ăn, nghĩa là chúng chỉ có thể dùng những loại cây nhất định để làm thức ăn. Trên đồng có nhiều loại cây khác nhau trồng xen kẽ (xen canh) sẽ làm tăng tính đa dạng thực vật trong hệ sinh thái nông nghiệp. Do đó đã tạo nên một nguồn thức ăn không thuận lợi cho những loài sinh vật gây hại chuyên tính, cản trở sự phát sinh, lây lan của chúng, nhất là đối với những loài dịch hại chuyên tính không có khả năng tự phát tán đi xa. Mặt khác, xen canh cây trồng là biện pháp tốt nhất để đồng thời sử dụng tối ưu các điều kiện đất, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng trong đất,…góp phần làm tăng thu nhập cho người dân.
* Nguyên tắc trồng xen:
Để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp thông qua việc xen canh cây trồng, người sản xuất cần phải đảm bảo 4 nguyên tắc sau:
- Trồng cây hàng rộng xen với cây hàng hẹp.
- Trồng cây tán rộng hoặc to xen với cây hàng hẹp, tán nhỏ. - Cây hàng hẹp, tán nhỏ trồng xen với cây trồng thấp.
- Cây yêu cầu ánh sáng nhiều trồng xen với cây yêu cầu ánh sáng ít hơn. Điều đó cho thấy, trong việc xác định cây trồng xen thì cây trồng xen không được làm giảm thu hoạch cây trồng chính. Phải chọn những cây trồng xen thích hợp sao cho chúng đem lại lợi ích cho nhau hoặc ít nhất cũng không gây ảnh hưởng xấu cho nhau. Cây trồng xen phải hỗ trợ công tác phòng trừ dịch hại, tức là phải tạo ra điều kiện bất lợi cho sự phát sinh, tích lũy số lượng và lây lan của dịch hại chính trên các cây trồng xen. Đồng thời, cây trồng xen cũng phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ, duy trì quần thể thiên địch tự nhiên của dịch hại hoặc hấp dẫn và khích lệ hoạt động hữu ích của thiên địch tự nhiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 37
trong sinh quần cây trồng xen. Khi nông dân ở Vĩnh Phúc trồng xen một số loài rau trên cùng một đơn vị diện tích cho kết quả tổng lượng thu hoạch và thu nhập cao hơn trồng thuần.
Một ví dụ điển hình là nếu ta trồng xen giữa cây cà chua (Tomato) với cây húng quế (Basil) thì chính mùi của cây húng quế sẽ xua đuổi côn trùng gây hại cho cà chua và giúp quả cà chua có mùi vị tốt hơn, mặt khác nó cũng giúp cho dinh dưỡng trong đất trồng cà chua được cân bằng hơn vì cây húng quế sử dụng nhiều những loại dinh dưỡng mà cây cà chua ít sử dụng và ngược lại. Quá trình trồng xen kiểu này sẽ không làm giảm năng suất của cây cà chua mà ngược lại còn đạt hiệu quả rất cao trong việc phòng trừ sâu bệnh và cải thiện chất lượng quả cho cà chua. Ngược lại, nếu trồng xen cà chua chung với cây khoai tây (Potato) thì chính rễ của cây này tiết ra những chất làm ức chế qúa trình phát triển của cây cà chua.
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy, khi trồng cà chua không làm giàn, có thể trồng xen cải củ, cải xanh, cải trắng. Muốn trồng xen cải củ phải gieo cùng lúc với trồng cà chua và chăm bón đúng kỹ thuật để kịp thời thu hoạch (Vietnamgateway, 2011) [25].
Biện pháp trồng xen hành tím với cà chua và ớt lai xen cà chua đã đem lại lợi nhuận cao cho nhà nông tại xã An Hoà Tây, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre (Việt Linh, 2011) [26].
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Bảo vệ Thực vật (BVTV): trồng xen cà chua với bắp cải theo tỷ lệ cứ 2 luống bắp cải thì trồng xen 1 luống cà chua và cà chua trồng trước bắp cải 30 ngày thì có thể hạn chế được số lượng sâu tơ. Mật độ sâu tơ trên bắp cải trồng xen cà chua chỉ bằng một nửa mật độ sâu tơ trên bắp cải trồng thuần.
Trồng cà chua xen với cây ngô hoặc cây đậu đỗ đã làm tăng hoạt động hữu ích của ong mắt đỏ ký sinh trứng sâu xanh. Tỷ lệ trứng sâu xanh bị ong mắt đỏ ký sinh trên cây ngô hoặc đậu đỗ được trồng xen với cà chua cao hơn rất nhiều so với trên cây ngô hoặc với cây đậu đỗ trồng thuần. Như vậy, trồng xen cà chua với cây ngô hoặc với cây đậu đỗ đã góp phần hạn chế sâu xanh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 38
Kết quả nghiên cứu của Việt Linh 2010 cho thấy, trồng xen cà chua với cây khác họ để tạo hệ sinh thái đa dạng, phát huy được tác dụng của thiên địch, như trồng xen cà chua với xà lách, hành hoa....
Trồng xen cà chua với hành, tỏi giúp tăng hệ số sử dụng đất, tăng thu nhập cho người dân, nâng cao hiệu quả kinh tế. Đồng thời, chất Fitocid (sản phẩm của thực vật bậc thấp và bậc cao như tinh dầu, nhựa cây, andehit, ceton, fenon, tanin, ancaloid, đường…) của tỏi, hành dùng để phòng trừ hiệu quả một số bệnh ở cải bắp, bệnh ung thư do vi khuẩn ở cà chua, , bệnh ung thư rễ do vi khuẩn ở cây ăn quả ... Trên đồng ruộng, gieo trồng xen canh hành tỏi với cà chua có hiệu lực trừ các bệnh mốc sương, ung thư, xoăn lá...