So sánh hiệu quả kinh tế giữa các mật độ trồng khác nhau của giống cà chua TN386 trong vụ Đông Xuân 2010-2011 tại Thái Nguyên

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất cà chua vụ đông xuân 2009 - 2010 và 2010 - 2011 tại thái nguyên (Trang 76)

Thời gian (ngày)

3.3.2.6 So sánh hiệu quả kinh tế giữa các mật độ trồng khác nhau của giống cà chua TN386 trong vụ Đông Xuân 2010-2011 tại Thái Nguyên

cà chua TN386 trong vụ Đông Xuân 2010-2011 tại Thái Nguyên

Hiệu quả kinh tế là yếu tố quyết định đến việc lựa chọn sản xuất hay không sản xuất. Trong sản xuất phải tính toán làm sao để có thể đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, hay nói cách khác là sử dụng hiệu quả nhất đồng vốn bỏ ra. Trong sản xuất nông nghiệp, mục tiêu đạt năng suất cao là rất quan trọng nhưng nhiều khi năng suất cao chưa chắc đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ví dụ như đối với những thí nghiệm về lượng phân bón, những công thức sử dụng lượng phân bón nhiều có thể cho năng suất cao nhưng khi hạch toán hiệu quả kinh tế nhiều khi lại đạt thấp hơn so với những công thức sử dụng lượng phân bón ít hơn. Vì vậy, trong các thí nghiệm liên quan đến biện pháp kỹ thuật canh tác như thí nghiệm về mật độ trồng, thí nghiệm về lượng phân bón... thì hạch toán hiệu quả kinh tế là một việc làm giúp ta đánh giá khách quan và chính xác hiệu quả của cây trồng ở từng công thức mang lại. Sau khi tiến hành hạch toán hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà chua TN386 ở các mật độ trồng khác nhau vụ Đông Xuân 2010 - 2011 chúng tôi đã thu được kết quả sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 77

Bảng 3.14: Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của giống cà chua TN386 trong vụ Đông Xuân 2010 - 2011

Công thức Tổng thu (đồng) Tổng chi (đồng) Thu nhập thuần (đồng)

CT1(đ/c) 126.600.000 54.233.200 72.366.800

CT2 132.000.000 56.037.200 75.962.800

CT3 137.400.000 55.016.800 82.383.200

CT4 115.500.000 53.588.200 61.911.800

CT5 111.900.000 53.068.800 58.831.200

Ghi chú: Giá bán cà chua 3.000đ/kg

+ CT1: Khoảng cách 70cm × 45cm, mật độ = 31.746 cây/ha + CT2: Khoảng cách 70cm × 35cm, mật độ = 40.816 cây/ha + CT3: Khoảng cách 70cm × 40cm, mật độ = 35.714 cây/ha + CT4: Khoảng cách 70cm × 50cm, mật độ = 28.571 cây/ha + CT5: Khoảng cách 70cm × 55cm, mật độ = 25.974 cây/ha

Qua bảng 3.14 ta thấy trong thí nghiệm về mật độ trồng đối với giống cà chua TN386, lãi thuần thu được có tương quan thuận với năng suất cà chua. Công thức 3 có năng suất thực thu cao nhất thì cũng thu được lãi cao nhất đạt 82.383.200 đồng/ha. Lãi của công thức 3 cao hơn so với công thức đối chứng tới 10.000.000 đồng/ha. Công thức 5 (mật độ trồng thưa nhất) có năng suất thực thu thấp nhất, lãi thu được cũng thấp nhất chỉ đạt 58.831.200 đồng/ha. Công thức 2 có năng suất thực thu cao hơn so với đối chứng tuy nhiên mức chênh lệch về năng suất là không lớn, đồng thời chi phí về cây giống bỏ ra cao hơn khá nhiều so với công thức đối chứng do vậy mức lãi thuần thu được cao hơn công thức đối chứng không đáng kể. Công thức 4 và 5 năng suất thực thu thấp hơn đối chứng, lãi thu được cũng thấp hơn.

Xét về hiệu quả kinh tế: Mật độ trồng như ở công thức 3 cho hiệu quả kinh tế cao nhất (82.383.200 đồng/ha).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 78

Kết luận: Như vậy về mặt năng suất và hiệu quả kinh tế thì mật độ trồng

ở công thức 3 (35.714 cây/ha) tương ứng với khoảng cách trồng 70cm × 40cm có thể giới thiệu để áp dụng cho sản xuất đối với giống cà chua TN386 ở những vùng có điều kiện sinh thái tương tự như ở thành phố Thái Nguyên trong vụ Đông Xuân.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất cà chua vụ đông xuân 2009 - 2010 và 2010 - 2011 tại thái nguyên (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)