Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng THCS

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở ở huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng đến năm 2020 (Trang 28)

Chỉ thị 40-CT/TW ngày 05/6/2004 của Ban Bí thƣ “Về việc dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nêu rõ: “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đƣợc chuẩn hoá, đảm bảo chất lƣợng, đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lƣơng tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý,

Phẩm chất Trình độ Cơ cấu Số lƣợng Năng lực Phát triển ĐNCBQL

phát triển đúng định hƣớng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc”, “Chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục theo hƣớng chuẩn hoá; bố trí, sắp xếp cán bộ quản lý giáo dục các cấp phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và năng lực của cán bộ, có cơ chế thay thế khi không đáp ứng đƣợc yêu cầu”.

Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lƣơng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010” chỉ ra các giải pháp để phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục, trong đó giải pháp thứ 3 là: “Đổi mới và nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý giáo dục”, trong đó có nội dung cụ thể: - Đổi mới nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý giáo dục theo hƣớng chuyên nghiệp hoá đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp. - Rà soát, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp phù hợp với yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý giáo dục; xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục.

- Phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS bám sát chủ trƣơng, chính sách chuẩn hóa của Đảng và Nhà nƣớc.

1.3.1. Trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân

1.3.1.1. Đặc điểm của cấp học THCS

Là bậc học kế tiếp bậc tiểu học trong giáo dục phổ thông, đây là bậc học nhằm tiếp tục củng cố và giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức và trí tuệ, thể chất thẩm mỹ và kỹ năng cơ bản khác, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam xã hội chủ nghĩa xây dựng tƣ cách và trách nhiệm công dân. Đặc biệt giúp cho học sinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục tiểu học, cả học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật, hƣớng nghiệp để tiếp tục học bậc THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Về mục tiêu: Giúp học sinh củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hƣớng

nghiệp để tiếp tục học THPT, trung cấp chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động sản xuất sau này.

Về mục tiêu giáo dục phổ thông, Luật giáo dục năm 2005-Điều 27 đã khẳng định: “Giáo dục THCS nhằm giúp cho học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học: Có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.” [1, tr. 20]

Mục tiêu của giáo dục THCS không chỉ nhằm mục đích học lên THPT mà còn phải chuẩn bị cho sự phân luồng sau khi học sinh tốt nghiệp THCS, để giúp cho học sinh lựa chọn việc tiếp tục học lên THPT hay đi học nghề ở trƣờng đào tạo trung học chuyên nghiệp, hay tham gia lao động sản xuất trong xã hội, vì vậy giáo dục THCS phải đảm bảo cung cấp cho học sinh những giá trị đạo đức, phẩm chất, lối sống phù hợp với mục tiêu, các em có đủ những kiến thức phổ thông cơ bản về tự nhiên, xã hội và con ngƣời, đồng thời bƣớc đầu có kỹ năng cơ bản trong việc vận dụng kiến thức đã học vào việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của cuộc sống xã hội vốn rất phong phú, đa dạng và phức tạp.

Về nội dung của giáo dục THCS

Điều 28, Luật giáo dục năm 2005, quy định về nội dung của giáo dục THCS là:

“Giáo dục THCS phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở bậc tiểu học, đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng việt, toán, lịch sử dân tộc, kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ, có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp.” [1, tr. 22].

Để đáp ứng mục tiêu phát triển KT - XH của nƣớc nhà thì nội dung chƣơng trình THCS đƣợc thiết kế theo hƣớng nhƣ sau: Giảm một cách hợp lý những lý thuyết hàn lâm, tăng cƣờng đúng mức gắn nội dung bài giảng sát với thực tiễn cuộc sống, học đi đôi với hành; tăng cƣờng các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Sau khi tốt nghiệp THCS, học sinh trên cơ sở có vốn kiến thức cơ bản, đồng thời các em có khả năng hòa nhập vào cuộc sống gia đình, cộng đồng và xã hội.

Về phương pháp giáo dục THCS

Giáo dục THCS là một bậc học trong giáo dục phổ thông nên phƣơng pháp giáo dục THCS không thể tách rời với phƣơng pháp giáo dục phổ thông nói chung. Điều 28,

Luật giáo dục năm 2005 có quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.” [1; tr. 22].

Về nhiệm vụ: Thực hiện các nhiệm vụ giáo dục do Bộ GD&ĐT ban hành. Tổ chức hƣớng nghiệp và tham gia các hoạt động hƣớng nghiệp chuẩn bị nghề cho học sinh. Tổ chức cho thầy cô giáo và học sinh tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, phổ biến khoa học, bảo vệ môi trƣờng, vận động nhân dân, các tổ chức cộng đồng xây dựng môi trƣờng giáo dục lành mạnh, tham gia thực hiện mục tiêu giáo dục. Quan tâm giáo dục toàn diện nhằm hình thành và phát triển ở học sinh nhân cách XHCN, chuẩn bị đội ngũ lao động và chiến sĩ trẻ sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát triển, bồi dƣỡng học sinh có năng khiếu, góp phần chuẩn bị đào tạo nhân tài, tạo nguồn cho THPT, trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo nghề.

1.3.1.2. Vị trí của trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân

Vị trí của trƣờng THCS: Trƣờng THCS nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, là một bộ phận trong hệ thống giáo dục phổ thông. Cấp THCS đƣợc xem là cầu nối giữa cấp tiểu học và THPT. Học sinh THCS có độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi.

Điều 26 Luật giáo dục năm 2005, đã quy định: “Giáo dục THCS thực hiện trong 4 năm học, từ lớp 6 đến lớp 9. Học sinh vào học lớp 6 phải hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là 11 tuổi.”[1; tr. 19]

Xác định vị trí của trƣờng THCS, Điều lệ trƣờng trung học tại điều 2, đã ghi rõ: “Trường trung học là cơ sở giáo dục của bậc trung học, bậc học nối tiếp bậc tiểu học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông. Trường trung học có tư cách pháp nhân và con dấu riêng.”[2; tr. 5].

1.3.3.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của trường THCS

Căn cứ theo Điều lệ trƣờng trung học ban hành kèm theo Quyết định số: 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 4 năm 2007 của Bộ GD&ĐT. Tại Điều 3 đã quy định: Trường trung học có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của Chương trình giáo dục phổ thông.

2. Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên; tham gia tuyển dụng và điều động giáo viên, cán bộ, nhân viên.

3. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo.

4. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi cộng đồng.

5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước.

7. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội.

8. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục.

9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Đề đạt đƣợc những nhiệm vụ trên, thì nhân tố có tính quyết định và cũng là động lực của sự phát triển giáo dục chính là nhân tố con ngƣời - là đội ngũ giáo viên trong đó đội ngũ cán bộ quản lý giữ vai trò quan trọng nhất.

Nhìn từ góc độ quản lý, có thể xếp các nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trƣờng THCS đã nêu trên thành 5 nhóm chủ yếu sau;

- Nhóm 1: Thực thi luật pháp và chính sách của Nhà nƣớc, quy chế của ngành nhằm tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục nói chung và dạy học nói riêng, trong đó lấy việc thực thi các quy chế giáo dục đối với hoạt động dạy học làm nhiệm vụ trọng tâm....

- Nhóm 2: Quản lý và nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên, nhân viên và điều hành bộ máy tổ chức của nhà trƣờng nhằm tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục và dạy học, trong đó lấy việc nâng cao năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên và đổi mới nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp dạy học làm nhiệm vụ chủ yếu.

- Nhóm 3: Huy động đầy đủ và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục để phục vụ cho mọi hoạt động giáo dục của nhà trƣờng, trong đó coi việc huy động và sử dụng thiết bị dạy học làm nhiệm vụ chủ yếu.

- Nhóm 4: Xây dựng và phát huy tác dụng của môi trƣờng giáo dục nói chung và môi trƣờng sƣ phạm trong trƣờng nói riêng, trong đó lấy việc phối hợp giáo dục giữa gia đình, cộng đồng và xã hội làm trụ cột.

- Nhóm 5: Thu nhận, xử lý có chất lƣợng các thông tin về giáo dục và thông tin phục vụ cho hoạt động dạy học, đồng thời tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học và quản lý dạy học.

1.3.2. Đội ngũ CBQL trường THCS và hoạt động quản lý của trường THCS

Trong trƣờng THCS hoạt động quản lý là một hoạt động quan trọng, mang tính chất then chốt; hoạt động quản lý tốt sẽ mở đƣờng cho các hoạt động khác diễn ra nhịp nhàng và có hiệu quả cao. Hoạt động quản lý mang tính xã hội sâu sắc, đồng thời nó vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật.

Chủ thể quản lý trực tiếp của trƣờng THCS gồm một Hiệu trƣởng và một số Phó Hiệu trƣởng (số Phó Hiệu trƣởng đƣợc quy định bởi quy mô trƣờng, lớp, đƣợc quy định rất rõ trong Điều lệ trƣờng phổ thông).

Hiệu trƣởng nhà trƣờng làm việc theo chế độ một thủ trƣởng, (các Phó Hiệu trƣởng là ngƣời giúp việc cho Hiệu trƣởng), là ngƣời chịu trách nhiệm quản lý toàn diện nhà trƣờng, tập trung chủ yếu các mặt sau:

- Quản lý nhân sự.

- Quản lý quá trình GD&ĐT (chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp...) - Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học.

- Quản lý môi trƣờng sƣ phạm...

Theo Điều lệ trƣởng phổ thông, cơ cấu bộ máy quản lý trong trƣờng THCS và các mối quan hệ, phối hợp các lực lƣợng trong quản lý nhà trƣờng đó là:

- Hiệu trƣởng và các Phó Hiệu trƣởng do nhà nƣớc bổ nhiệm, chịu trách nhiệm quản lý toàn diện các hoạt động của nhà trƣờng theo chế độ một thủ trƣởng và tuân theo hiến pháp và pháp luật.

- Chi bộ đảng trong trƣờng THCS là tổ chức chính trị cao nhất, lãnh đạo và hoạt động theo quy định của tổ chức đảng.

- Công đoàn giáo dục cơ sở, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và các tổ chức đoàn thể xã hội khác đƣợc thành lập và hoạt động trong nhà trƣờng trong khuôn khổ pháp luật, giúp nhà trƣờng thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, tiến tới thực hiện mục tiêu giáo dục.

Trong trƣờng THCS có bí thƣ đoàn, tổng phụ trách đội, có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trƣờng để tổ chức các hoạt động giáo dục

ngoài giờ lên lớp, đồng thời quản lý nề nếp học sinh và các hoạt động khác có tính chất thời sự theo yêu cầu của lãnh đạo.

Các trƣờng THCS trong huyện chịu sự quản lý trực tiếp về hành chính, chuyên môn của phòng GD&ĐT và các cơ quan quản lý khác trong huyện.

1.3.3. Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của đội ngũ CBQL trường THCS

Cán bộ quản lý trƣờng THCS có vai trò quan trọng trong việc quản lý điều hành nhà trƣờng nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Điều 16 Luật giáo dục quy định:

- CBQL giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý điều hành các hoạt động giáo dục.

- CBQL phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm của cá nhân đối với sự nghiệp giáo dục quốc dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhà nƣớc có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm phát triển sự nghiệp giáo dục.

Theo Điều 19 của Điều lệ Trƣờng THCS, trƣờng THPT và trƣờng phổ thông có nhiều cấp học, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trƣởng, Phó Hiệu trƣởng đƣợc quy định nhƣ sau;

* Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trƣởng - Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trƣờng;

- Thực hiện các Nghị quyết, Quyết nghị của Hội đồng trƣờng; - Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học;

- Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh, quản lý chuyên môn, phân công công tác, kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thƣởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nƣớc; quản lý hồ sơ tuyển dụng giáo viên, nhân viên;

- Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trƣờng tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chƣơng trình tiểu học vào học bạ học sinh tiểu học (nếu có) của trƣờng phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thƣởng, kỷ luật học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trƣờng;

- Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nƣớc đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trƣờng; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trƣờng; đƣợc theo học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ và hƣởng các chế độ hiện hành.

- Chịu trách nhiệm trƣớc cấp trên về toàn bộ các nhiệm vụ đƣợc quy định trong

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở ở huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng đến năm 2020 (Trang 28)