Biện pháp 7: Quan tâm thực hiện chế độ, chính sách đối với CBQL

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở ở huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng đến năm 2020 (Trang 96)

THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng, tạo điều kiện môi trường cho từng cá nhân CBQL phát triển và phấn đấu đạt chuẩn

3.3.7. 1. Mục đích của biện pháp

Nhằm tạo khích lệ, động viên CBQL trƣờng THCS nhiệt tình đóng góp công sức, trí tuệ cho sự phát triển của ngành giáo dục huyện. Tƣ vấn, tham mƣu giúp Huyện ủy, UBND huyện xem xét ban hành những cơ chế chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài về cống hiến cho ngành GD&ĐT huyện đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục huyện từ nay đến năm 2020, tạo tiền đề vững chắc cho những năm tiếp theo.

3.3.7.2. Nội dung của biện pháp

- Hình thành hệ thống văn bản về chế độ chính sách đối với đội ngũ CBQL trƣờng THCS khả thi, tƣơng xứng với vị thế và điều kiện kinh tế của huyện.

- Thu hút đội ngũ CBQL trƣờng THCS có năng lực và uy tín về công tác tại huyện.

- Về xây dựng cơ chế, chính sách đối với đội ngũ CBQL trƣờng THCS: + Huyện uỷ, UBND huyện trên cơ sở đánh giá đúng vị thế và điều kiện kinh tế của huyện cần nghiên cứu, ban hành chế độ chính sách đối với đội ngũ CBQL trƣờng THCS nhƣ về chế độ học tập; phụ cấp; điều kiện làm việc; cơ sở vật chất trƣờng học; tạo điều kiện về xã hội (đảm bảo an ninh, trật tự, sự phối hợp của các lực lƣợng trong xã hội với nhà trƣờng về công tác giáo dục...).

+ Chế độ đối với cá nhân ngƣời CBQL trƣờng THCS, nên tập trung vào những vấn đề nhƣ: tạo điều kiện đƣợc học tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, chuyên ngành, kỹ năng nghề nghiệp ...; đƣợc tham gia ý kiến về công tác tuyển dụng giáo viên về công tác tại đơn vị trƣờng; đƣợc tham gia các lớp bồi dƣỡng, tập huấn ở mức độ liên kết cấp thành phố...

+ Chế độ đối với nhà trƣờng THCS: Đầu tƣ xây dựng trƣờng THCS theo hƣớng chuẩn quốc gia; trang bị phục vụ dạy học đồng bộ, hiện đại và thân thiện; đảm bảo về an ninh trật tự cho nhà trƣờng; bắt buộc và khuyến khích các lực lƣợng xã hội phối hợp với nhà trƣờng trong các hoạt động giáo dục.

- Về cơ chế thu hút nhân tài:

+ Là ngoại thành thành phố Hải Phòng, huyện Vĩnh Bảo luôn bị chảy máu chất xám về nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Tuy nhiên thời gian qua, Huyện ủy,

UBND huyện đã thắt chặt việc chảy máu chất xám nhƣng chƣa quan tâm xây dựng đƣa ra những quyền lợi để tạo sự hấp dẫn đối với lực lƣợng này. Do đó, trong thời gian tiếp theo, để tiếp tục thu hút lực lƣợng này ở công tác tại huyện, Huyện ủy, UBND huyện cần nghiên cứu xây dựng cơ chế thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao này bằng các giải pháp nhƣ: Bổ sung những cán bộ, giáo viên mới về công tác có trình độ, phẩm chất và năng lực công tác vào nguồn quy hoạch CBQL trƣờng THCS; Đƣa ra những tiêu chí ƣu tiên tiếp nhận đối với cán bộ, giáo viên có nhiều thành tích trong công tác; Tổ chức thi tuyển chức danh CBQL trƣờng THCS trên địa bàn huyện.

3.3.7.3. Cách thức tiến hành biện pháp

- Thƣờng xuyên có sự cập nhật và đổi mới theo hƣớng tăng dần chế độ đãi ngộ đối với công tác phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS.

- Cơ chế, chính sách khuyến khích, động viên phải đƣợc thực hiện đầy đủ, kịp thời với cách thức sao cho tạo đƣợc động lực làm việc cho đội ngũ CBQL.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở ở huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng đến năm 2020 (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)