Là bộ máy quản lý về giáo dục cấp huyện. Phòng GD&ĐT chịu sự quản lý trực tiếp của UBND huyện và chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn của sở giáo dục, đồng thời là cơ quan giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về giáo dục ở cấp huyện và trực tiếp quản lý các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện, chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện việc quy hoạch đội ngũ CBQL các trƣờng thuộc thẩm quyền quản lý...Vì vậy Phòng GD&ĐT cấp huyện là cơ quan tham mƣu và cũng là bộ phận cùng tổ chức thực hiện công tác phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS ở cấp quận huyện.
1.7.2.1. Đề bạt CBQL trường THCS
Trên cơ sở nhân sự trong diện quy hoạch và đã đƣợc đào tạo một cách khoa học, bài bản, Phòng GD&ĐT lên phƣơng án luân chuyển, bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm thông qua Phòng Nội vụ trình lãnh đạo UBND huyện phê duyệt.
1.7.2.2. Xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL trường THCS
Phòng GD&ĐT là cơ quan chủ trì, phối hợp cùng với Phòng Nội vụ tham mƣu cho UBND huyện xây dựng các tiêu chuẩn quy hoạch CBQL trƣờng THCS trên địa bàn huyện, trực tiếp xuống cơ sở để lấy phiếu tín nhiệm các chức danh định kỳ hàng năm theo các tiêu chuẩn đã quy định, quy hoạch theo nguyên tắc một ngƣời có thể quy hoạch vào nhiều chức danh, theo nhiều phƣơng án khác nhau, đảm bảo quy hoạch vừa động, vừa mở.
Sau mỗi năm học phải rà soát lại đội ngũ CBQL trƣờng THCS để sàng lọc, điều chỉnh, bổ sung nhân sự khi có biến động về tổ chức, công tác quy hoạch phải thƣờng xuyên, liên tục, nhƣ vậy chất lƣợng đội ngũ CBQL mới đƣợc nâng lên.
1.7.2.3. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THCS
Phòng GD&ĐT là cơ quan chủ trì, phối hợp cùng với Phòng Nội vụ tham mƣu cho UBND huyện xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ CBQL trƣờng THCS trên địa bàn huyện, bố trí, sắp xếp nhân sự trong diện quy hoạch cử đi đào tạo các lớp nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị...
Công tác đào tạo, bồi dƣỡng với nguyên tắc tự học, tự bồi dƣỡng là chính theo tinh thần xây dựng xã hội học tập của Chính phủ.
1.7.2.4. Kiểm tra hoạt động quản lý của đội ngũ CBQL trường THCS
Hàng năm với chức năng là cơ quan quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực giáo dục trên địa bàn huyện, phòng GD&ĐT xây dựng và tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra toàn diện, kiểm tra theo chuyên đề hoạt động của các trƣờng học từ bậc học Mầm non đến THCS, trong đó có các hình thức thanh, kiểm tra đột xuất và định kỳ, trong đó tập trung vào công tác quản lý của hiệu trƣởng, chú trọng các cuộc thanh tra hoặc kiểm tra toàn diện để đánh giá hoạt động, hiệu lực của đội ngũ CBQL, trên cơ sở đó đánh giá đƣợc chất lƣợng đội ngũ CBQL từ đó phát hiện các nhân tố mới bổ sung vào diện quy hoạch và loại bỏ các nhân tố kém tích cực để sàng lọc đội ngũ CBQL một cách có hiệu quả, đây chính là biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBQL không riêng gì đối với bậc học THCS.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Để làm rõ cơ sở lý luận về biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS, trong chƣơng 1 của luận văn đã nêu và phân tích một số khái niệm liên quan nhƣ: Quản lý trƣờng học, phát triển đội ngũ CBQL nhà trƣờng... đồng thời dựa vào mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay để phân tích một cách sâu sắc và toàn diện những nhân tố ảnh hƣởng đến công tác phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS. Cơ sở lý luận cho việc phát triển đội ngũ CBQL các trƣờng THCS đã đƣợc trình bày theo hệ thống làm cơ sở lý luận cho việc khảo sát thực trạng ở chƣơng 2 và cùng với cơ sở thực tiễn sẽ trình bày ở chƣơng 2 sẽ tạo nên cơ sở khoa học cho việc xác định các biện pháp ở chƣơng 3.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƢỜNG