trƣờng THCS
1.5.1. Chủ trương chính sách đối với cán bộ quản lý giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng
Nhƣ trên đã trình bày, cán bộ QL là yếu tố quan trọng cho sự thành công của một tổ chức; tuy nhiên đội ngũ này có phát triển hay không lại phụ thuộc môi trƣờng chính sách và chế độ hợp lý để tạo động lực cho đội ngũ này phát triển
1.5.2. Lịch sử phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường
Nguồn cán bộ QL là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển cả số lƣợng và chất lƣợng của đội ngũ này; tuy nhiên nguồn cán bộ này cũng phụ thuộc vào quá trình phát triển nhà trƣờng. Mặc dù CBQL nhà trƣờng có thể từ nhiều nguồn nhƣng một nguồn quan trọng là “phát triển từ cơ sở” nên lịch sử phát triển đội ngũ cũng có tác động nhất định đến phát triển CBQL của một nhà trƣờng cụ thể.
1.5.3. Đặc điểm đổi mới giáo dục, nhà trường trong bối cảnh hiện nay
Chuẩn hóa là một chủ trƣơng của đối mới giáo dục hỏi có một đội ngũ CBQL nhà trƣờng đƣợc chuẩn hóa vì vậy đặc điểm của thời kỳ phát triển GD nói chung, phát triển NT nói riêng cũng ảnh hƣởng lên sự phát triển đội ngũ CBQL nhà trƣờng.
1.6. Những yêu cầu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng THCS trong giai đoạn hiện nay đoạn hiện nay
Trong gia đoạn hiện nay, phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS cần đáp ứng đƣợc các yêu cầu cụ thể sau:
1.6.1. Xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL đảm bảo mục tiêu đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hóa đồng bộ về cơ cấu theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hóa
Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “ Xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gia đoạn 2005 - 2010” đã đề ra mục tiêu tổng quát là: “ Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hƣớng chuẩn hoá, nâng cao chất lƣợng, đảm bảo đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lƣơng tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc”
Để thực hiện đƣợc mục tiêu trên, việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS cũng phải đảm bảo về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hoá, phát triển đúng định hƣớng, có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.
Ngày 22/10/2009, Bộ giáo dục và Đào tạo có Thông tƣ số 29/2009/TT-BGDĐT
ban hành Chuẩn hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở, trƣờng trung học phổ thông và trƣờng phổ thông có nhiều cấp học. Theo Chuẩn hiệu trƣởng trung học cơ sở, trƣờng trung học phổ thông và trƣờng phổ thông có nhiều cấp học, ngƣời Hiệu trƣởng đƣợc đánh giá theo 3 tiêu chuẩn với 23 tiêu chí cụ thể nhƣ sau:
+ Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp Gồm 5 tiêu chí:
- Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị - Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp - Tiêu chí 3. Lối sống
- Tiêu chí 4. Tác phong làm việc - Tiêu chí 5. Giao tiếp, ứng xử
+ Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm Gồm 5 tiêu chí:
- Tiêu chí 6. Hiểu biết chƣơng trình giáo dục phổ thông - Tiêu chí 7. Trình độ chuyên môn
- Tiêu chí 9. Tự học và sáng tạo
- Tiêu chí 10. Năng lực ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin
+ Tiêu chuẩn 3: Năng lực quản lý nhà trƣờng - Tiêu chí 11. Phân tích dự báo
- Tiêu chí 12. Tầm nhìn chiến lƣợc
- Tiêu chí 13. Thiết kế và định hƣớng triển khai - Tiêu chí 14. Quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới - Tiêu chí 15. Lập kế hoạch hoạt động
- Tiêu chí 16. Tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ - Tiêu chí 17. Quản lý hoạt động dạy học
- Tiêu chí 18. Quản lý tài chính và tài sản nhà trƣờng - Tiêu chí 19. Phát triển môi trƣờng giáo dục
- Tiêu chí 20. Quản lý hành chính
- Tiêu chí 21. Quản lý công tác thi đua, khen thƣởng - Tiêu chí 22. Xây dựng hệ thống thông tin
- Tiêu chí 23. Kiểm tra đánh giá
Việc phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS đáp ứng 3 tiêu chuẩn với 23 tiêu chí nêu trên sẽ tạo ra đội ngũ CBQL vừa có tâm, vừa có tài, vừa có tầm, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
1.6.2. Phát triển đội ngũ CBQL trường THCS nhằm đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới nhà trường nói riêng
Phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THPT nhằm tạo khả năng của CBQL đáp ứng đƣợc những yêu cầu, chủ trƣơng trong việc đổi mới quản lý đề cao vai trò tự chủ của các cơ sở giáo dục
Trong chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001 - 2010 đã nêu một trong những giải
pháp phát triển giáo dục là đổi mới công tác quản lý giáo dục: “Đổi mới cơ chế và phƣơng thức quản lý giáo dục theo hƣớng phân cấp một cách hợp lý nhằm giải phóng và phát huy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo, tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp, mỗi cơ sở giáo dục. Xây dựng và thực hiện chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Đào tạo và bồi dƣỡng thƣờng xuyên đội ngũ cán bộ quản lý các cấp về kiến thức, kỹ năng quản lý và rèn luyện phẩm chất đạo đức, đồng thời
điều chỉnh, sắp xếp lại cán bộ theo yêu cầu mới phù hợp với năng lực và phẩm chất của từng ngƣời. Sử dụng các phƣơng tiện, thiết bị kỹ thuật thích hợp để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý”.
Thực hiện chủ trƣơng phân cấp quản lý giáo dục đến các cơ sở giáo dục, Chính phủ, Bộ giáo dục và Đào tạo và các Bộ, Ngành Trung ƣơng đã ban hành nhiều văn bản về phân cấp quản lý giáo dục nhƣ: Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tƣ số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 và Thông tƣ số 113/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007 của Bộ tài chính hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ; Quyết định số 62/2007/QĐ-BGDĐT ngày 26/10/2007 của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành Quy định về nội dung và hình thức tuyển dụng giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập và trung tâm giáo dục thƣờng xuyên...
Vì vậy, phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS phải nhằm tạo khả năng cho đội ngũ CBQL đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao về vai trò tự chủ của các cơ sở giáo dục.
1.7. Vai trò của các chủ thể phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng THCS
1.7.1. Huyện ủy, UBND huyện
Theo Điều 8, Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010, UBND cấp huyện có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về giáo dục trên địa bàn huyện; chịu trách nhiệm trƣớc UBND cấp tỉnh về phát triển giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn huyện:
1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình, đề án phát triển sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; chỉ đạo, kiểm tra tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình, đề án giáo dục đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Chỉ đạo, hƣớng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục.
3. Chỉ đạo, hƣớng dẫn kiểm tra Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện trong việc bảo đảm chất lƣợng giáo dục trên địa bàn.
4. Thực hiện phổ cập giáo dục, chống mù chữ và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn.
5. Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo theo định kỳ và hàng năm về tổ chức và hoạt động giáo dục theo hƣớng dẫn của UBND cấp tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo.
6. Quyết định thành lập (đối với các trƣờng công lập), cho phép thành lập (đối với các trƣờng ngoài công lập), sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động, giải thể (bao gồm cả các cơ sở giáo dục có sự tham gia đầu tƣ của các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài) đối với các cơ sở giáo dục mầm non, trƣờng tiểu học, trung học cơ sở, trƣờng phổ thông có nhiều cấp học (trong đó không có cấp học trung học phổ thông), trung tâm học tập cộng đồng và các cơ sở giáo dục khác (nếu có) thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện.
7. Bảo đảm đủ biên chế công chức cho Phòng Giáo dục và Đào tạo, biên chế sự nghiệp cho các cơ sở giáo dục; chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách của Nhà nƣớc, ban hành các chủ trƣơng, biện pháp để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn.
8. Bảo đảm các điều kiện về tài chính, tài sản, cơ sở vật chất để phát triển giáo dục trên địa bàn; thực hiện xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục; ban hành các quy định để bảo đảm quyền tự chủ, nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn; hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện.
9. Chỉ đạo, hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện phong trào thi đua; quyết định khen thƣởng các tổ chức, cá nhân có nhiều công lao đối với sự phát triển của giáo dục. 10. Chỉ đạo, hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính, công tác thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và xử lý vi phạm về giáo dục theo quy định của pháp luật; kiểm tra, giám sát việc thực hiện công khai chất lƣợng giáo dục, công khai điều kiện bảo đảm chất lƣợng giáo dục, công khai tài chính của các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện.
1.7.2. Cơ quan quản lý GD cấp huyện (phòng GD)
Là bộ máy quản lý về giáo dục cấp huyện. Phòng GD&ĐT chịu sự quản lý trực tiếp của UBND huyện và chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn của sở giáo dục, đồng thời là cơ quan giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về giáo dục ở cấp huyện và trực tiếp quản lý các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện, chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện việc quy hoạch đội ngũ CBQL các trƣờng thuộc thẩm quyền quản lý...Vì vậy Phòng GD&ĐT cấp huyện là cơ quan tham mƣu và cũng là bộ phận cùng tổ chức thực hiện công tác phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS ở cấp quận huyện.
1.7.2.1. Đề bạt CBQL trường THCS
Trên cơ sở nhân sự trong diện quy hoạch và đã đƣợc đào tạo một cách khoa học, bài bản, Phòng GD&ĐT lên phƣơng án luân chuyển, bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm thông qua Phòng Nội vụ trình lãnh đạo UBND huyện phê duyệt.
1.7.2.2. Xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL trường THCS
Phòng GD&ĐT là cơ quan chủ trì, phối hợp cùng với Phòng Nội vụ tham mƣu cho UBND huyện xây dựng các tiêu chuẩn quy hoạch CBQL trƣờng THCS trên địa bàn huyện, trực tiếp xuống cơ sở để lấy phiếu tín nhiệm các chức danh định kỳ hàng năm theo các tiêu chuẩn đã quy định, quy hoạch theo nguyên tắc một ngƣời có thể quy hoạch vào nhiều chức danh, theo nhiều phƣơng án khác nhau, đảm bảo quy hoạch vừa động, vừa mở.
Sau mỗi năm học phải rà soát lại đội ngũ CBQL trƣờng THCS để sàng lọc, điều chỉnh, bổ sung nhân sự khi có biến động về tổ chức, công tác quy hoạch phải thƣờng xuyên, liên tục, nhƣ vậy chất lƣợng đội ngũ CBQL mới đƣợc nâng lên.
1.7.2.3. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THCS
Phòng GD&ĐT là cơ quan chủ trì, phối hợp cùng với Phòng Nội vụ tham mƣu cho UBND huyện xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ CBQL trƣờng THCS trên địa bàn huyện, bố trí, sắp xếp nhân sự trong diện quy hoạch cử đi đào tạo các lớp nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị...
Công tác đào tạo, bồi dƣỡng với nguyên tắc tự học, tự bồi dƣỡng là chính theo tinh thần xây dựng xã hội học tập của Chính phủ.
1.7.2.4. Kiểm tra hoạt động quản lý của đội ngũ CBQL trường THCS
Hàng năm với chức năng là cơ quan quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực giáo dục trên địa bàn huyện, phòng GD&ĐT xây dựng và tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra toàn diện, kiểm tra theo chuyên đề hoạt động của các trƣờng học từ bậc học Mầm non đến THCS, trong đó có các hình thức thanh, kiểm tra đột xuất và định kỳ, trong đó tập trung vào công tác quản lý của hiệu trƣởng, chú trọng các cuộc thanh tra hoặc kiểm tra toàn diện để đánh giá hoạt động, hiệu lực của đội ngũ CBQL, trên cơ sở đó đánh giá đƣợc chất lƣợng đội ngũ CBQL từ đó phát hiện các nhân tố mới bổ sung vào diện quy hoạch và loại bỏ các nhân tố kém tích cực để sàng lọc đội ngũ CBQL một cách có hiệu quả, đây chính là biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBQL không riêng gì đối với bậc học THCS.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Để làm rõ cơ sở lý luận về biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS, trong chƣơng 1 của luận văn đã nêu và phân tích một số khái niệm liên quan nhƣ: Quản lý trƣờng học, phát triển đội ngũ CBQL nhà trƣờng... đồng thời dựa vào mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay để phân tích một cách sâu sắc và toàn diện những nhân tố ảnh hƣởng đến công tác phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS. Cơ sở lý luận cho việc phát triển đội ngũ CBQL các trƣờng THCS đã đƣợc trình bày theo hệ thống làm cơ sở lý luận cho việc khảo sát thực trạng ở chƣơng 2 và cùng với cơ sở thực tiễn sẽ trình bày ở chƣơng 2 sẽ tạo nên cơ sở khoa học cho việc xác định các biện pháp ở chƣơng 3.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN VĨNH BẢO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, KT-XH của huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng Hải Phòng
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Vĩnh Bảo là một huyện ngoại thành nằm ở phía tây nam thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố khoảng 40 km, có quốc lộ 10 và quốc lộ 37 chạy qua trung tâm huyện. Vĩnh Bảo có diện tích tự nhiên là 180,5km2; phía bắc và tây bắc giáp tỉnh Hải Dƣơng; phía đông và đông bắc giáp huyện Tiên Lãng; phía nam, đông nam và tây nam giáp tỉnh Thái Bình. Toàn huyện có 30 đơn vị hành chính gồm 29 xã, 1 thị trấn. Dân số