Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở ở huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng đến năm 2020 (Trang 74)

2.5.1. Ưu điểm

Về công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý: Phòng GD&ĐT đã xây dựng chủ trƣơng, kế hoạch thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý của đội

ngũ CBQL ở các trƣờng THCS cơ bản đảm bảo yêu cầu. Về công tác quy hoạch CBQL, Huyện uỷ đã chỉ đạo các phòng ban, các trƣờng xây dựng đƣợc quy hoạch đội ngũ CBQL giai đoạn 2010 - 2015 và những năm tiếp theo. Quy hoạch đƣợc xem xét điều chỉnh hằng năm.

Về công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển đội ngũ cán bộ quản lý Huyện uỷ, UBND huyện đã xây dựng đƣợc tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của đội ngũ CBQL ở các trƣờng THCS; thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, theo đúng quy định.

Về công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lý Huyện uỷ, UBND huyện, Phòng GD&ĐT đã xác định đƣợc mục tiêu đào tạo, bồi dƣỡng; đã có hình thức cử đi đào tạo, bồi dƣỡng; xác định đƣợc nội dung quan trọng cần thiết để đào tạo, bồi dƣỡng đạt yêu cầu đề ra. Nội dung và hình thức kiểm tra cơ bản đƣợc đổi mới. Công tác thanh kiểm tra đã có tác dụng thực sự thúc đẩy đội ngũ CBQL tiến bộ. Về công tác thực hiện chế độ chính sách đãi ngộ, khen thƣởng, kỷ luật đối với đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng THCS và tạo điều kiện, môi trƣờng cho cán bộ quản lý phát triển. Huyện uỷ, UBND huyện đã thực hiện tốt các chế độ của Đảng và Nhà nƣớc đối với CBQL trƣờng THCS. Thực hiện kịp thời các chế độ đãi ngộ (nếu có).

2.5.2. Hạn chế

Công tác quy hoạch: Đã xác định đƣợc mục tiêu phát triển đội ngũ đến năm 2020 nhƣng chƣa cụ thể, chi tiết cho từng năm. Tiêu chuẩn giáo viên trong diện quy hoạch đôi khi chƣa cụ thể. Giải pháp thực hiện quy hoạch chƣa tốt do đó dẫn đến tình trạng thiều nguồn ở một số nơi. Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn; Còn một số trƣờng hợp bổ nhiệm lại chƣa đạt tiêu chuẩn đề ra, công tác luân chuyển chƣa thực hiện triệt để, nhiều CBQL ở một trƣờng đã quá 15 năm...

2.5.3. Nguyên nhân

- Phân cấp trong phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS chƣa thật tốt; việc phân nhiệm và phối hợp trong quản lý giữa các chủ thể quản lý còn chƣa bám sát theo quy định Nghị định số 115/2010/NĐ-CP

- Công tác đánh giá CBQL trƣờng THCS chƣa bám sát yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới nhà trƣờng nói riêng.

- Công tác đào tạo, bồi dƣỡng: Do điều kiện kinh phí còn hạn hẹp, ngân sách giao cho hoạt động ở các trƣờng quá ít, không có ngân sách riêng cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng ở các đơn vị. Nhiều CBQL tuổi cao ngại đi đào tạo, bồi dƣỡng, nhiều giáo viên trong diện quy hoạch không muốn đi vì sợ đi về có làm CBQL hay không? Khi CBQL, giáo viên đi đào tạo, bồi dƣỡng sẽ ảnh hƣởng đến công tác ở trƣờng do thiếu giáo viên. Công tác thực hiện chính sách đãi ngộ, khen thƣởng, kỷ luật: Phòng GD&ĐT, Ban thi đua khen thƣởng của huyện chƣa tham mƣu tích cực việc xây dựng chích sánh đãi ngộ, khen thƣởng riêng cho CBQL trƣờng học còn bất cập so với yêu cầu phát triển giáo dục, nhà trƣờng nói chung và phát triển đội ngũ CBQL nhà trƣờng nói riêng.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Sau khi khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL ở các trƣờng THCS huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng, chúng tôi thấy: Trong những năm qua công tác này đã đƣợc quan tâm, thực hiện, có những ƣu điểm, mặt mạnh riêng. Đội ngũ CBQL đã đủ về số lƣợng theo yêu cầu, theo quy định hạng trƣờng, chất lƣợng đội ngũ ngày càng đƣợc cải thiện. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh, công tác phát triển đội ngũ CBQL ở các trƣờng THCS huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng còn có những điểm hạn chế, những mặt yếu nhƣ đã phân tích, đánh giá ở trên. Để phát huy những mặt mạnh, khắc phục những điểm hạn chế, những mặt yếu, triển khai đúng các định hƣớng phát triển giáo dục của huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng, trƣớc những thuận lợi và khó khăn hiện nay cần phải có những biện pháp quản lý phát triển đội ngũ CBQL phù hợp để nâng cao chất lƣợng của đội ngũ CBQL nói chung, CBQL ở các trƣờng THCS huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng nói riêng.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN VĨNH BẢO

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2020

3.1. Những căn cứ có tính chất định hƣớng cho công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng trung học cơ sở ở huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng bộ quản lý trƣờng trung học cơ sở ở huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng

3.1.1. Quan điểm phát triển giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn mới

Luật giáo dục năm 2005, ghi rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [1, tr. 1]. Với yêu cầu của phát triển đất nƣớc trong thời kỳ hội nhập, Đảng và Nhà nƣớc ta chủ trƣơng “đổi mới căn bản và toàn diện” giáo dục Việt Nam hƣớng tới mục tiêu đào tạo ra lớp ngƣời Việt Nam có năng lực.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng khoá XXIV và quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Vĩnh Bảo đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 trong đó xác định: “Phát triển giáo dục giáo dục đào tạo là một nội dung đặc biệt quan trọng và đi trước một bước đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của huyện. Quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo nguồn CBQL và giáo viên các trường, tiếp tục luân chuyển CBQL và giáo viên. Chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng, đảm bảo cơ cấu và chất lượng. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục; đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, tập trung nguồn lực xây dựng trường chuẩn quốc gia. Nâng cao chất lượng phổ cập trung học và nghề; đào tạo nghề cho 75-80% lao động làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện”[28, tr.5]. Triển khai tích cực phong trào: “xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực” phấn đấu đến năm 2015 có 50% số trƣờng đạt chuẩn quốc gia; 100% trƣờng chuẩn quốc gia vào năm 2020. Hoàn thiện đề án sát nhập trƣờng THCS liên xã 100% giáo viên mầm non đến THPT đạt chuẩn, trong đó 80% trên chuẩn, riêng giáo viên THCS và THPT

có 10% có trình độ Thạc sĩ. Phổ cập tin học hóa cho toàn bộ đội ngũ giáo viên và cán bộ QLGD...

3.1.2. Quan điểm phát triển CBQL nhà trường của Huyện ủy và UBND huyện Vĩnh Bảo

Trong mọi cuộc đổi mới yếu tố quan trọng nhất là yếu tố con ngƣời, mọi chủ trƣơng có đƣợc hiện thực hiện tốt hay không do đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục nói chung, quản lý nhà trƣờng nói riêng quyết định.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Vĩnh Bảo khoá XXIV và quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Vĩnh Bảo đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 trong đó xác định phát triển đội ngũ cán bộ có khả năng thực hiện đƣợc chủ trƣơng đổi mới giáo dục và đổi mới nhà trƣờng theo quan điểm đã đƣợc Đại hội Đảng XI chỉ rõ là “thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế”

Huyện ủy huyện Vĩnh Bảo đã xây dựng quy hoạch, bảng 3.1 dƣới đây trình bày dự kiến quy hoạch đội ngũ CBQL nhà trƣờng THCS của huyện đến 2020

Bảng 3.1: Dự kiến quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS ở huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng đến năm 2020

Số trƣờng Các chức danh Số CBQL dự kiến quy hoạch Trình độ Đạt chuẩn Hiệu trƣởng 3TC/ 23TC Chuyên môn nghiệp vụ Trình độ khác Cao đẳng Đại học Sau đại học (Thạc sĩ) Trung cấp Lý luận chính trị Chứng chỉ B Ngoại ngữ Chứng chỉ B Tin học văn phòng Chứng chỉ Bồi dƣỡng quản lý Loại xuất sắc Loại khá Loại trung bình 20 Hiệu trưởng 60 0 100% 10% 100% 100% 100% 100% 60% 40% 0 Phó Hiệu trưởng 60 0 100% 8% 500% 100% 100% 100% 40% 60% 0

Trên cơ sở các nội dung trình bày trên công tác phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS đến 2020 sẽ bám sát một số nguyên tắc

3.2. Các nguyên tắc chỉ đạo việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng trung học cơ sở học cơ sở

Nguyên tắc 1: Các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS phải phù hợp với chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc và

những định hƣớng của huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng về phát triển KT-XH nói chung và phát triển GD&ĐT nói riêng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyên tắc 2: Các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS phải đảm bảo tính khoa học, tính thống nhất, tính thực tiễn và có mối quan hệ biện chứng với nhau, có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau.

Nguyên tắc 3: Các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS phải thực sự cần thiết và có tính khả thi cao thì công tác xây dựng đội ngũ CBQL trƣờng THCS mới đạt hiệu quả trong thực tiễn.

3.3. Đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng trung học cơ sở ở huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng đến năm 2020 học cơ sở ở huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng đến năm 2020

Từ việc khái lƣợc những vấn đề mang tính lý luận cơ bản, đồng thời phân tích đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo thời gian qua, chúng tôi xin đề một số biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS ở huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng từ nay đến năm 2020, nhƣ sau:

3.3.1. Biện pháp 1. Tăng cường phân cấp, phân nhiệm và phối hợp trong quản lý giữa các chủ thể quản lý trong việc phát triển đội ngũ CBQL trường THCS

3.3.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Làm cho các Cấp ủy đảng, chính quyền từ cấp huyện đến cơ sở có nhận thức đúng mức về ý nghĩa, vai trò phân nhiệm và phối hợp trong quản lý giữa các chủ thể quản lý trong việc phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS, từ đó tập trung chỉ đạo làm tốt công tác quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm luân chuyển, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dƣỡng, kiểm tra, đánh giá, chế độ chính sách đãi ngộ khen thƣởng, kỷ luật đối với đội ngũ CBQL trƣờng THCS của huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng.

3.3.1.2. Nội dung của biện pháp

Huyện ủy cần tập trung chỉ đạo, quán triệt các nội dung Nghị quyết số 42- NQ/TW ngày 31/11/2004 của Bộ chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nƣớc.

UBND huyện cần nâng cao trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về giáo dục trên địa bàn huyện; chịu trách nhiệm trƣớc UBND cấp tỉnh về phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ CBQL trƣờng THCS nói riêng. Chỉ đạo, hƣớng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát Phòng GD&ĐT và các cơ sở giáo

dục thuộc thẩm quyền quản lý trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục nói chung và phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS nói riêng.

Chỉ đạo, hƣớng dẫn kiểm tra Phòng GD&ĐT, các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện trong việc thực hiện các nội dung của phát triển đội ngũ CBQL, bảo đảm chất lƣợng phát triển đội ngũ CBQL trên địa bàn.

Phòng GD&ĐT của huyện xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình, đề án phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS trên địa bàn huyện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; kiểm tra tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình, đề án đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đảng bộ các xã, thị trấn trong huyện cần quan tâm và tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quy hoạch và phát triển đội ngũ các bộ lãnh đạo, CBQL của địa phƣơng và các trƣờng đóng tại địa phƣơng nói chung và các trƣờng THCS nói riêng. Chi bộ trong các nhà trƣờng cần lãnh đạo việc xây dựng quy hoạch, tổ chức thực hiện các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS ngay tại trƣờng mình. Để thực hiện tốt điều này cần thiết phải đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng trong các trƣờng THCS để các chi bộ nhà trƣờng thực sự trong sạch vững mạnh đủ sức lãnh đạo đơn vị thực hiện nhiệm vụ chính trị đƣợc giao trong đó có công tác phát triển đội ngũ CBQL. Cần coi trọng kết quả lãnh đạo việc thực hiện công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ CBQL là một trong những tiêu chí để đánh giá, phân loại đảng viên và xét duyệt chi bộ trong sạch vững mạnh.

3.3.1.3. Cách tiến hành biện pháp

Huyện ủy lãnh đạo, chỉ đạo và hƣớng dẫn thực hiện công tác quy hoạch, thƣờng xuyên kiểm tra việc thực hiện quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung và công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ CBQL các trƣờng THCS nói riêng.

UBND huyện xây dựng chƣơng trình công tác hàng năm cần đƣa các nội dung cụ thể về xây dựng quy hoạch, phát triển đội ngũ CBQL trƣờng học và chỉ đạo các ngành có liên quan, chính quyền các xã, thị trấn và các nhà trƣờng trong việc thực hiện quy hoạch đã đƣợc UBND huyện phê duyệt. Trong quá trình thực hiện phải tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, phát triển đội ngũ CBQL, thƣờng xuyên đánh giá những việc đã làm đƣợc và chƣa làm đƣợc trong công

tác quy hoạch, phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS để tiếp tục rút kinh nghiệm và thực hiện tốt hơn trong những năm tiếp theo.

Phòng GD&ĐT chỉ đạo trực tiếp các trƣờng trong huyện xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL các trƣờng học nói chung và trƣờng THCS nói riêng, tập trung vào việc rà soát, điều tra nhu cầu, phát triển đảng viên, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ, giới thiệu nhân sự đủ điều kiện trong diện quy hoạch theo hƣớng động và mở, xây dựng kế hoạch cử đi học tập bồi dƣỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, phân công thực hiện nhiệm vụ để thử thách, rèn luyện bản lĩnh chính trị và năng lực chuyên môn.

3.3.2. Biện pháp 2. Đổi mới công tác đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm của CBQL trường THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng theo CBQL trường THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng theo hướng chuẩn hoá

3.3.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng đội ngũ CBQL trƣờng THCS có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tƣởng xã hội chủ nghĩa; có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, gƣơng mẫu, tác phong làm việc khoa học, dân chủ thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý giáo dục nhà trƣờng trong giai đoạn từ nay đến 2020 trên địa bàn

3.3.2.2. Nội dung của biện pháp

Xây dựng các quy trình thủ tục để đánh giá theo các tiêu chuẩn, tiêu chí của từng nhiệm vụ quản lí đƣợc giao. Coi trọng các minh chứng thu thập đƣợc để khẳng định thực tế triển khai và mức độ đạt đƣợc mục tiêu đã đặt ra.

Tuyên truyền giáo dục đội ngũ CBQL trƣờng THCS về tƣ tƣởng chuẩn hóa trong đánh giá mức độ đạt đƣợc các mục tiêu quản lý đã đề ra.

Yêu cầu khảo sát đánh giá phải chính xác, khách quan, có hồ sơ lƣu lại theo

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở ở huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng đến năm 2020 (Trang 74)