Nội dung phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở ở huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng đến năm 2020 (Trang 38)

cận phát triển nguồn nhân lực

Trên cơ sở lý luận đã phân tích ở trên, nội dung phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS bao gồm.

1.4.1. Quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS

1.4.1.1. Khái niệm

Quy hoạch cán bộ là việc cấp có thẩm quyền thực hiện một quy trình, thủ tục lựa chọn, sắp xếp những ngƣời đủ tiêu chuẩn, điều kiện cơ bản theo một quy định nào đó

vào danh sách dự kiến sẽ bổ nhiệm những chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc dự kiến sẽ giao thực hiện những công việc, nhiệm vụ chuyên môn cụ thể khi điều kiện cho phép, chủ động tạo nguồn nhân sự cho công tác cán bộ và là đối tƣợng để thực hiện công việc đào tạo, bồi dƣỡng, luân chuyển cán bộ.

Quy hoạch cán bộ có mục đích chủ động tạo nguồn cán bộ cho công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, bao gồm nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý hoặc thực hiện những công việc, nhiệm vụ chuẩn bị cho chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý và nguồn nhân lực cho công việc chuyên môn, nghiệp vụ mà tổ chức dự kiến.

1.4.1.2. Yêu cầu, quan điểm, nguyên tắc căn cứ và quy trình quy hoạch cán bộ quản lý

Tầm quan trọng, vai trò của công tác quy hoạch cán bộ đã đƣợc Đảng ta khẳng định trong “Chiến lƣợc cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc ” (năm 1997). Trong đó, Đảng ta nhấn mạnh “Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trƣớc mắt và lâu dài”. Quan điểm này đƣợc rút ra từ thực tiễn và lý luận của công tác cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời (năm 1930) đến nay.

Nghị quyết số 42/NQ-TW ngày 30/11/2004 của Bộ chính trị “Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc; Hƣớng dẫn số 22-HD/BTCTW ngày 21/10/2008, đã xác định yêu cầu, quan điểm, nguyên tắc, căn cứ của công tác quy hoạch cán bộ nhƣ sau.

Về yêu cầu: Có ba yêu cầu:

- Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có đủ phẩm chất năng lực công tác, bản lĩnh chính trị, số lƣợng và cơ cấu hợp lý, bảo đảm sự chuyển tiếp, vững vàng, liên tục giữa các thế hệ cán bộ nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Bảo đảm đủ nguồn cán bộ để mỗi nhiệm kỳ có thể đổi mới 30% - 40% cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; tạo tiền đề cho nguồn lựa chọn đƣa vào nguồn quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý.

- Tạo nguồn dồi dào để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý một cách cơ bản, lâu dài và đào tạo có định hƣớng đối với cán bộ trẻ tuổi có triển vọng xuất hiện trong hoạt động thực tiễn; tạo môi trƣờng bình đẳng về điều kiện và cơ hội để đông đảo cán bộ rèn luyện, phấn đấu, trƣởng thành.

- Làm căn cứ để đẩy mạnh việc đào tạo, đạo tạo lại, bố trí, sử dụng và luân chuyển cán bộ, công chức, cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị.

Về quan điểm: Có hai quan điểm:

- Lấy việc phục vụ nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ cách mạng để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, phải thông qua thực tiễn của sự nghiệp đổi mới, phong trào thi đua yêu nƣớc của quần chúng để phát hiện những ngƣời có phẩm chất và năng lực, nhất là năng lực chỉ đạo thực tiễn tốt, làm việc năng động, sáng tạo, có hiệu quả, cũng nhƣ các nhân tố mới có nhiều triển vọng phát triển để đƣa vào quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý.

- Có quan điểm giai cấp trong công tác quy hoạch cán bộ: chú ý phát hiện, bồi dƣỡng cán bộ trƣởng thành từ thực tế công nghiệp hoá, hiện đại hoá; chủ động và sớm phát hiện cán bộ có triển vọng, các tài năng trẻ nhằm sớm đƣa vào quy hoạch nguồn cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý để có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nhân tài cho đất nƣớc; quan tâm tạo nguồn để tăng tỉ lệ cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ, xuất thân từ công nhân, nông dân, con em các gia đình có công với cách mạng…

Về nguyên tắc: Trong quy hoạch cán bộ phải giữ vững nguyên tắc cán bộ của Đảng ( có 2 nguyên tắc)

- Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý phải đặt dƣới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của các Cấp uỷ đảng, đồng thời có sự phân cấp hợp lý về thẩm quyền quy hoạch cán bộ, phù hợp với phân cấp quản lý, sử dụng cán bộ.

- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác quy hoạch cán bộ; Đảng thống nhất lãnh đạo và quản lý đội ngũ cán bộ, đảm bảo vai trò lãnh đạo tập trung của Cấp uỷ đi đôi với việc phát huy trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị nhất là ngƣời đứng đầu; đồng thời mở rộng dân chủ trong việc phát hiện nguồn, phát hiện tài năng.

Về căn cứ: Có 4 căn cứ để xây dựng quy hoạch cán bộ: - Nhiệm vụ chính trị của ngành, của địa phƣơng, đơn vị.

- Hệ thống tổ chức hiện có và dự báo mô hình tổ chức của thời gian tới ...

- Tiêu chuẩn cán bộ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và một số yêu cầu cụ thể đối với cán bộ lãnh đạo quản lý:

+ Yêu cầu về trình độ đào tạo. + Yêu cầu về độ tuổi.

- Thực trạng đội ngũ cán bộ hiện có.

Về quy trình quy hoạch: (theo Hướng dẫn số 22-DH/BTCTW ngày 21/10/2008 của Ban Tổ chức Trung ương)

- Chuẩn bị xây dựng quy hoạch cán bộ (gồm ba công việc)

+ Chỉ đạo cấp dƣới xây dựng xong quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của các cấp đó, làm cơ sở để phát hiện nguồn cho quy hoạch cán bộ cấp mình.

+ Rà soát đội ngũ cán bộ và nhận xét, đánh giá cán bộ:

+ Xác định cơ cấu lãnh đạo nhiệm kỳ tới và cụ thể hoá tiêu chuẩn cán bộ. - Các bƣớc tiến hành quy hoạch cán bộ (gồm ba bƣớc)

+ Bước 1. Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt để giới thiệu nguồn. Lãnh đạo nhà trƣờng (Bí thƣ chi bộ, Hiệu trƣởng, Phó Hiệu trƣởng) tiến hành rà soát đội ngũ công chức, viên chức, đánh giá công chức, viên chức dự kiến danh sách đƣa vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý (Hiệu trƣởng, Phó Hiệu trƣởng). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Bước 2. Tổ chức hội nghị lấy ý kiến giới thiệu của công chức, viên chức trong nhà trƣờng.

- Thành phần: gồm cấp uỷ chi bộ, Hiệu trƣởng, Phó Hiệu trƣởng nhà trƣờng toàn thể đảng viên, công chức, viên chức nhà trƣờng (nơi không có Ban chi uỷ thì tổ chức hội nghị đảng viên)

- Thảo luận biểu quyết quy hoạch bằng phiếu kín, giới thiệu nguồn quy hoạch (Hiệu trƣởng, Phó Hiệu trƣởng), đại biểu tham dự có thể bỏ phiếu giới thiệu thêm ngƣời ngoài danh sách đã dự kiến quy hoạch... Những ngƣời đƣợc trên 50% tổng số phiếu của tập thể lãnh đạo nhà trƣờng hoặc tổng số đảng viên chính thức của chi bộ có quyền biểu quyết nhất trí thì đƣa vào danh sách quy hoạch trình với Ban Thƣờng vụ Huyện uỷ phê duyệt.

+ Bước 3. Hoàn thiện hồ sơ quy hoạch cán bộ trình Ban Thƣờng vụ Huyện uỷ xem xét quyết định quy hoạch cán bộ.

Về định kỳ xây dựng và rà soát quy hoạch.

Việc xây dựng quy hoạch công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thực hiện cùng với quy hoạch cán bộ tiến hành vào năm thứ 2 của nhiệm kỳ đại hội Đảng theo

sự chỉ đạo của Ban Thƣờng vụ Huyện uỷ. Trong những năm tiếp theo thực hiện điều chỉnh, bổ sung quy hoạch những nhân tố mới đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn xem xét đƣa vào quy hoạch, đồng thời đƣa những cán bộ không đủ điều kiện, tiêu chuẩn ra khỏi quy hoạch. Khi bổ sung quy hoạch căn cứ vào đánh giá cán bộ hàng năm để xem xét, bỏ phiếu theo quy định.

1.4.2. Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL các trường THCS

Bổ nhiệm cán bộ là việc cấp có thẩm quyền thực hiện theo những trình tự, thủ tục quy định để giao một chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý đƣợc pháp luật hoặc điều lệ của tổ chức, đơn vị quy định, cho một ngƣời thoả mãn các tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ, chức danh đó đảm nhiệm có thời hạn. Công tác bổ nhiệm đội ngũ cán bộ quản lý nói chung, đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng THCS nói riêng cần xem xét, đánh giá, cân nhắc kỹ lƣỡng, lấy mục tiêu bổ nhiệm đội ngũ cán bộ quản lý để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục. Việc bổ nhiệm đội ngũ cán bộ quản lý là việc làm diễn ra thƣờng xuyên theo kế hoạch của công tác cán bộ (công tác tổ chức cán bộ) nhƣng phải đƣợc tổ chức thực hiện minh bạch, công khai, dân chủ, đúng quy trình, hợp lý hợp tình, theo đúng quy định của ngành và của pháp luật.

Bổ nhiệm lại: Cán bộ công chức lãnh đạo khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm phải đƣợc xem xét để bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.

Điều kiện bổ nhiệm lại là phải hoàn thành nhiệm vụ trong suốt thời gian chức vụ; đạt tiêu chuẩn cán bộ, công chức lãnh đạo quy định tại thời điểm xem xét

bổ nhiệm lại, đáp ứng đƣợc yêu cầu công tác trong thời gian tới; đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách đƣợc giao.

Luân chuyển (có thể hiểu là bao hàm cả điều động) cán bộ quản lý có tác dụng làm cho chất lƣợng đồng đều trong các tổ chức; mặt khác lại tạo điều kiện thoả mãn các nhu cầu riêng tƣ trong đời sống của cán bộ quản lý. Hai mặt tác dụng nói trên gián tiếp làm cho chất lƣợng cán bộ quản lý đƣợc nâng cao.

Miễn nhiệm cán bộ quản lý thực chất là làm cho cán bộ quản lý luôn đảm bảo các yêu cầu về chuẩn của đội ngũ, không để cho đội ngũ cán bộ quản lý có những thành viên không đủ điều kiện và không đáp ứng đƣợc yêu cầu, tiêu chuẩn đã ban hành. Miễn nhiệm cũng là một hình thức nhằm năng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý.

1.4.3. Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý

Theo từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ “Đào tạo” là sự dạy dỗ chuyên sâu giúp cho con ngƣời lĩnh hội đƣợc các tri thức, kỹ năng kỹ xảo, thói quen làm việc thuộc một nghề nhất định, nhờ đó con ngƣời có thể mƣu sinh lập nghiệp.Bồi dƣỡng” là làm tăng thêm năng lực, phẩm chất.

Vai trò: Từ những thuật ngữ trên có thể hiểu vai trò đào tạo và bồi dƣỡng là việc cung cấp, bổ sung, cập nhật những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết về một hay nhiều lĩnh vực cho những ngƣời có nhu cầu, nhiệm vụ cần học tập, tiếp thu để phục vụ cho một công việc, mục đích nào đó.

Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ là việc cấp có thẩm quyền phân công bố trí cán bộ tham gia các lớp học ngắn hạn hoặc dài hạn ở trong nƣớc hay ngoài nƣớc, về một hoặc nhiều nội dung cần thiết để cung cấp, bổ sung, cập nhật các kiến thức, kinh nghiêm về công tác lãnh đạo, quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, tạo cơ sở điều kiện cho cán bộ lãnh đạo, quản lý hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ đƣợc giao. Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ là công việc thƣờng xuyên, không thể thiếu trong hệ thống các công tác cán bộ. Nó có vai trò rất quan trọng vì cán bộ có vị trí, vai trò quan trọng, là “cái gốc của công việc”, “quyết định thành, bại của cách mạng”. Nếu cán bộ giỏi, cán bộ tốt thì mục tiêu của tổ chức đƣợc trở thành hiện thực và ngƣợc lại. Muốn có cán bộ giỏi, cán bộ tốt thì không thể thiếu công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ.

Phải đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý vì:

- Năng lực con ngƣời thì có hạn mà tri thức, kiến thức thì vô hạn và phát triển không ngừng, do đó cán bộ quản lý nếu biết tự trọng trong công việc, trong quan hệ xã hội, gia đình, thì càng cần phải học tập thƣờng xuyên thông qua tự học hoặc đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng theo yêu cầu bắt buộc của tổ chức.

- Tình hình, nhiệm vụ cách mạng mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ có những thay đổi khác nhau, đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý phải có trình độ năng lực phù hợp để đáp ứng tốt những yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức, của cách mạng.

- Trong bản thân mỗi con ngƣời, sức ỳ, tính tự phụ, thoả mãn với kiến thức của bản thân là khá lớn, vì thế, nếu chỉ dựa vào ý thức tự giác học tập của mỗi cá nhân sẽ khó hy vọng có đƣợc một cán bộ quản lý có đủ điều kiện thích ứng với những đòi hỏi của tình hình, nhiệm vụ mới, do đó tổ chức phải có những yêu cầu đào tạo, bồi dƣỡng bắt buộc.

- Thực tế cho thấy, bản thân mỗi con ngƣời, nhất là cán bộ quản lý khó có đủ các điều kiện để có thể tự tham gia các lớp đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức có chất lƣợng, do đó cần có sự quan tâm, tạo điều kiện của tổ chức đối với việc bổ sung kiến thức một cách cơ bản, có chất lƣợng đối với mỗi cán bộ quản lý.

Đối tượng: Đối tƣợng đào tạo, bồi dƣỡng là đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý đƣơng chức và đội ngũ cán bộ cán bộ đƣợc quy hoạch.

Mục tiêu: của đào tạo, bồi dƣỡng

Trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản về thế giới quan, nhân sinh quan, phƣơng pháp luận chủ nghĩa Mác - Lê nin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ quản lý; bổ sung kiến thức lãnh đạo, quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đào tạo theo tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ban hành.

Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đƣơng chức và trong quy hoạch có phẩm chất và năng lực, đủ về số lƣợng, tốt về chất lƣợng và đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng các thế hệ cán bộ nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.

Nội dung: của công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ gồm 5 lĩnh vực cơ bản sau đây: - Đào tạo, bồi dƣỡng về lý luận chủ nghĩa Mác - Lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, cập nhật đƣờng lối chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc.

- Đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức về hành chính Nhà nƣớc, về quản lý Nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

- Đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức về an ninh quốc phòng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp.

- Đào tạo, bồi dƣỡng ngoại ngữ, trang bị kiến thức cơ bản về tin học, biết ứng dụng công nghệ thông tin trong lãnh đạo, quản lý.

Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý theo hai hƣớng cơ bản: - Đạt trình độ chuẩn cán bộ quản lý.

- Bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ và quản lý.

Nhƣ vậy, công tác bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng THCS nói riêng là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu đƣợc trong quá trình quản lý của các cấp quản lý giáo dục. Việc tổ chức đào tạo, bồi

dƣỡng phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục lấy việc tự học, tự bồi dƣỡng làm

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở ở huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng đến năm 2020 (Trang 38)