Lao động trong các Làng nghề

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề Hà Tây trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 50 - 51)

Làng nghề Hà Tây hình thành và phát triển từ lâu đời vì thế có 1 đội ngũ lao động là các nghệ nhân có trình độ tay nghề cao cũng khá lớn. Tỉnh cũng đã chú trọng tới việc phát huy sức mạnh của các nghệ nhân này thông qua hình thức công nhận và phong tặng danh hiệu nghệ nhân cho các nghệ nhân này. Tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn về thủ tục hành chính, mặt khác lớp nghệ nhân cũng dần nghỉ do tuổi tác và sức khoẻ nên họ đã truyền nghề lại cho con cháu nhưng chủ yếu hình thức truyền nghề tại đây là cha truyền con nối, không theo bài bản nên những nghề, những sản phẩm mang đậm nét truyền thống có nguy cơ dần mai một.

Hà Tây cũng đã chú trọng tới việc đào tạo theo trường lớp 1 số ngành nghề thủ công như: mây tre đan, thêu ren, chạm khảm...

Nhu cầu về sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm của các Làng nghề Hà Tây là rất lớn vì thế số hộ gia đình tham gia vào sản xuất của các Làng nghề ngày một tăng. Chỉ tính riêng các Làng nghề đã được công nhận là Làng nghề Hà Tây năm 2003 có 87.610 hộ tham gia sản xuất trong 159 Làng nghề, đến năm 2006 tổng số hộ là 125.032 hộ trong 240 Làng nghề, tăng 37.422 hộ.

Quy mô của các Làng nghề ngày càng phát triển, số hộ tham gia CN – TTCN và dịch vụ ngày càng tăng làm giảm số hộ thuần nông, cơ cấu lao động chuyển dịch nhanh sang công nghiệp và dịch vụ. Số huyện có nhiều hộ làm CN – TTCN là Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Thạch

Thất,….có tới trên 10.000 hộ tham gia làm nghề CN - TTCN chuyên và kiêm, huyện thấp nhất cũng tới 3000-5000 hộ tham gia.

Số lao động sản xuất kinh doanh trong các Làng nghề tăng lên nhanh chóng, năm 2003 có 201.057 lao động, trong đó có 151.364 lao động làm CN – TTCN, chiếm 75,28% trong 159 Làng nghề. Đến năm 2006 tăng lên 294.477 lao động, trong đó có 214.458 lao động làm CN – TTCN, chiếm 72,83%, tăng 63.094 lao động.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề Hà Tây trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 50 - 51)