Các sản phẩm của Làng nghề Hà Tây rất đa dạng, phong phú, có thể phân ra thanh 10 nhóm ngành chính và thị trường của các nhóm ngành như sau:
2.2.6.1 Nhóm ngành nghề sơn mài, khảm trai:
Nghề khảm trai xuất hiện dưới triều Lê Hiến Tông (1740-1786), ông Tổ của nghề vốn xuất thân tại Thanh Hoá ra Bắc ở làng Chuôn Ngọ (Chuyên Mỹ, Phú Xuyên) và sau này có truyền nghề cho các làng khác. Nghề sơn mài có ông tổ là cụ Trần Lư (1470-1540) ở làng Bình Vọng (thôn Bảng – Thường Tín). Nguyên liệu chính của nghề sơn mài, khảm trai là gỗ, sơn ta, trai biển và đặc biệt phải kết hợp với đôi bàn tay khéo léo của người thợ tạo nên những sản phẩm dùng trong quá khứ như: giường, tủ, bàn ghế.... Ngày nay đồ khảm
trai, sơn mài phát triển thêm nhiều loại hình mẫu mã, chủng loại phong phú hơn xưa như: lọ hoa, đũa, hộp đựng tăm, hộp đựng đồ trang điểm, các loại hình dùng để trang trí nội thất...rất được du khách nước ngoài ưa thích.
Có thể thấy được điều này trên các tuyến phố cổ Hà Nội có nhiều khách du lịch nước ngoài: Hàng Gai, Đinh Liệt, Cầu Gỗ, Đinh Tiên Hoàng, những sản phẩm này có kiểu dáng đẹp, giá thành lại không quá đắt nên khách du lịch thường mua để dùng hoặc để làm quà tặng cho người thân.
Hiện nay toàn tỉnh có khoảng 39 làng sản xuất nhóm hàng này chiếm 3,31% trong tổng số 1.180 làng có nghề, có 80% số hộ sản xuất và làm dịch vụ cho nghề sơn mài tập trung chủ yếu ở Duyên Thái (huyện Thường Tín), Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên). UNBD tỉnh Hà Tây cũng đã công nhận 10 làng thuộc nhóm ngành này đạt tiêu chuẩn Làng nghề. Tổng doanh thu sơn mài làng Hạ Thái xã Duyên Thái đạt 11-13 tỷ đồng/năm với trên 200 mẫu mã sản phẩm các loại.
Nhóm nghề sơn mài, khảm trai đã phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Nhật, Anh, Đài Loan, Hà Lan,…Năm 2006 có 10.687 hộ tham gia sản xuất với 18.442 người lao động đã đạt giá trị sản phẩm 216,55 tỷ đồng, thu nhập bình quân 7,5 triệu đồng/người/năm.
2.2.6.2. Nhóm nghề mây, tre, giang đan, tăm tre, quạt, làm lồng chim
Nhóm ngành nghề mây tre đan ở Hà Tây đã bắt đầu phát triển từ thế kỷ XVII. Nhóm nghề này đặc biệt phát triển mạnh ở Sơn Đồng (huyện Hoài Đức), Trường Yên, Đông Phương Yên (huyện Chương Mỹ), Bình Phú (huyện Thạch Thất), Cấn Hữu (huyện Quốc Oai). Tiêu biểu nhất là làng Phú Vinh (xã Phú Nghĩa , Chương Mỹ), cả xã có 7 làng thì cả 7 đều đang duy trì và phát triển nghề với 90% số hộ trong xã tham gia. Nghề tre đan ở Ninh Sở (huyện Thường Tín) đã có cách đây trên 400 năm. Nghề làm quạt giấy ở thôn Vác, xã
Dân Hoà bắt đầu có từ khoảng cuối thế kỷ XIX, cách đây khoảng 130-150 năm do cụ Mai Đức Siêu làm ông tổ của nghề….Nhiều sản phẩm mà nguyên liệu chính là những thứ rất gần gũi với nông thôn, giá trị nguyên vật liệu không cao như: mây, tre, cỏ tế... nhưng khi qua chế biến, sáng tạo của nghệ nhân đã hình thành nên các sản phẩm hết sức phong phú, đa dạng: rổ dựng hoa quả, giá để đồ, quạt tranh, lẵng hoa, con thú, bàn ghế... Đặc biệt là mây tre đan khi qua chế biến với công nghệ xử lý chống ẩm, chống mối mọt, mốc đã tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao cung cấp cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Những sản phẩm này đóng vai trò chủ lực trong xuất khẩu, giá trị xuất khẩu của những mặt hàng này chiếm tới 85% tổng số sản phẩm sang các nước Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Canađa, Trung Quốc, Đài Loan,…Các sản phẩm được sử dụng và ưa chuộng tại nhiều nước nên được phát triển ở hầu hết các huyện, thị, thành phố trong tỉnh, với 345 làng chiếm 29,24 % trong tổng số làng có ngành nghề của tỉnh, trong đó có 73 làng được công nhận Làng nghề. Năm 2006 doanh thu của nghề sơn mài, khảm trai đạt 524,76 tỷ đồng, thu hút 32.227 hộ với 87.861 lao động trong các Làng nghề, thu nhập bình quân lao động trong các Làng nghề đạt 7 triệu đồng/người/năm.
2.2.6.3. Nhóm nghề làm nón lá, mũ
Nhóm nghề làm nón lá, mũ xuất hiện từ thế kỷ XV, ở các huyện Thanh Oai, Quốc Oai, Ba Vì, tiêu biểu là ở làng nón Chuông (huyện Thanh Oai) có từ lâu đời nổi tiếng trong cả nước và quốc tế với thương hiệu Nón Chuông, hàng năm nhóm ngành này cung cấp 3-3,5 triệu sản phẩm cho thị trường. Các mặt hàng thuộc lĩnh vực này ngoài tiêu thị trong nước còn xuất khẩu sang Nhật, Anh, Mỹ, Hà Lan,… Tuy nhiên hiện nay các sản phẩm nón lá, mũ trong nước nhu cầu giảm dần do yêu cầu đội mũ bảo hiểm của chính phủ, chỉ có thể dùng cho nông thôn và bán tại các khu du lịch để làm quà cho khách du lịch. Các sản phẩm nón lá, mũ chủ yếu là hàng bình dân chưa phải là hàng cao cấp
nên doanh thu từ nghề làm nón lá, mũ này không cao bằng nghề chạm khảm và mây tre đan. Năm 2006 đạt 26 tỷ đồng, thu hút 17.031 hộ với 28.018 lao động trong các Làng nghề, thu nhập bình quân 5,2 triệu đồng/người/năm. Toàn tỉnh có 61 làng chuyên sản xuất mặt hàng này, chiếm 5,17 % trong tổng số làng có nghề của tỉnh, trong đó đến năm 2006 đã có 21 làng được công nhận Làng nghề Hà Tây.
2.2.6.4. Nhóm nghề chế biến lâm sản, mộc dân dụng, gỗ cao cấp.
Cả tỉnh có 146 làng có nghề có nghề thuộc nhóm ngành chế biến lâm sản, mộc dân dụng, gỗ cao cấp chiếm 12,3% trong tổng số làng có nghề của tỉnh, phân bố ở rất nhiều huyện như Đan Phượng, Ứng Hoà, Thạch Thất, Ba Vì, Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai, Phúc Thọ. Đến năm 2006 UBND tỉnh đã công nhận 16 Làng nghề đạt tiêu chuẩn Làng nghề Hà Tây. Nhóm nghề này hiện nay đang phát triển theo 2 xu hướng: nhóm các Làng nghề chuyên sản xuất gỗ dân dụng thôn Đình Quán và nhóm các Làng nghề chuyên sản xuất đồ gỗ cao cấp: Vạn Điểm (Thường Tín), Hữu Bằng, Chàng Sơn, Canh Nậu, Dị Nậu (Thạch Thất),… Sản phẩm thuộc nhóm chế biến lâm sản, mộc dân dụng, gỗ cao cấp rất phong phú đa dạng: giường, tủ, bàn ghế, giá sách, đồ dùng văn phòng... với nhiều kiểu dáng, mẫu mã ngày càng đẹp, tiện ích, phù hợp với cuộc sống hiện đại. Những mặt hàng này có sức cạnh tranh lớn tại thị trường trong nước về mẫu mã, giá cả. Tại thị trường Hà Nội có một số tuyến phố chuyên bán các sản phẩm gỗ do các Làng nghề thuộc nhóm nghề này sản xuất như: La Thành, Hoàng Hoa Thám... Tuy nhiên các mặt hàng này khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài còn hạn chế do kiểu dáng, chất liệu chưa phù hợp với khí hậu, chủ yếu là tiêu thụ trong nước. Giá trị sản xuất năm 2006 đạt 405,89 tỷ đồng thu hút 16.907 hộ với 36.915 lao động, thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/năm.
Nghề thêu xuất hiện thời Lê Mạt thế kỷ XVI, tiêu biểu là xã Quất Động (huyện Thường Tín), xã Hạ Mỗ (Đan Phượng), Bình Đà (Thanh Oai). Với nguyên liệu chính là vải, chỉ thêu màu các loại cùng với bàn tay khéo léo, tính sáng tạo trong sản xuất. Các Làng nghề thêu ren đã tạo ra các sản phẩm là các bức tranh, bức đăng ten, áo Kimônô, rèm che nắng, rèm trang trí, khăn trải bàn, tấm lót ly cốc…. được sử dụng để trang trí nhiều trong các nhà hàng, khách sạn sang trọng và ngay cả các gia đình trong cả nước đều có thể sử dụng với giá thành khá rẻ so với hàng hoá cùng loại của nước ngoài. Mặt hàng thêu ren có chỗ đứng, có khả năng cạnh tranh cả trong nước và xuất khẩu. Các sản phẩm này đã xuất khẩu rất nhiều sang các nước Nhật, Hồng Kông, Singapore,…Nhóm nghề thêu ren có 136 làng có nghề, chiếm 11,53% trong tổng số làng có nghề của tỉnh, tập trung nhiều nhất ở Thường Tín (63 làng), Phú Xuyên (20 làng),…Đến năm 2006 UBND tỉnh Hà Tây đã công nhận 29 Làng nghề đạt tiêu chuẩn Làng nghề Hà Tây, thu hút 13.965 hộ với 23.454 lao động tham gia, doanh thu đạt 166 tỷ đồng, thu nhập bình quân người lao động khá cao đạt 7,5 triệu đồng/người/năm.
2.2.6.6. Nhóm nghề dệt may (Dệt lụa, vải, khăn,…)
Nhóm ngành nghề dệt may gồm các lĩnh vực: Dệt lụa, dệt vải, màn, khăn và may áo dài. Tiêu biểu trong nhóm nghề dệt là các Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc có từ Thế kỷ VII-VIII, cụ tổ là Lã Thị Nga, làng dệt lụa Cổ Đô (Ba Vì) xuất hiện từ thời Vua Hùng đến đời nhà Lý, làng La Khê, La Cả, làng Phùng Xá, làng Vân Sa, Nghề dệt màn ở Hoà Xá có từ trên 100 năm nay, nghề may áo dài ở Trạch Xá (Hoà Lâm, Ứng Hoà), làng dệt kim La Phù ..Các sản phẩm dệt may ngày càng đa dạng và tinh xảo như: lụa, áo dài, áo len, khăn mặt, khăn len, mũ len, túi lụa, dệt áo lụa...
Các sản phẩm của các Làng nghề này được tiêu dùng ở cả trong nước và xuất khẩu, đặt biệt là mặt hàng vải lụa rất được ưa chuộng, có khả năng
cạnh tranh trên thị trường quốc tế về chất lượng cũng như mẫu mã, hiện nay đã có mặt tại nhiều nước Đông Âu, Pháp, Italia, Nhật,…Nhóm nghề dệt may có 139 làng có nghề chiếm 11,78% trong tổng số làng có nghề của tỉnh tập trung ở các huyện Phúc Thọ, Mỹ Đức, Hà Đông, Hoài Đức,….đến năm 2006 UBND tỉnh đã công nhận 22 làng đạt tiêu chuẩn Làng nghề Hà Tây, giá trị sản xuất năm 2006 đạt 964 tỷ đồng, thu hút 19.396 hộ với 41.513 lao động, thu nhập bình quân 7,5 triệu đồng/người/năm.
2.2.6.7. Nhóm nghề làm giấy, vàng mã, in tranh dân gian
Nghề làm giấy cổ truyền ở làng An Cốc, xã Hồng Minh (Phú Xuyên) đã có từ thời Lê Cảnh Hưng thế kỷ XVII. Nghề tranh dân gian ở làng Kim Hoàng xã Vân Canh (huyện Hoài Đức) với dòng tranh dân gian được in trên giấy màu đỏ hồng. Nghề này tập trung ở các huyện Thanh Oai, Phú Xuyên, Hoài Đức….Các sản phẩm thuộc nhóm nghề làm giấy không đa dạng, mẫu mã hầu như không cải tiến nên chủ yếu tiêu dùng trong nước, giá trị hàng hoá thấp, khả năng cạnh tranh kém.
2.2.6.8. Nhóm nghề cơ kim khí, điện và dao kéo
Đây là nhóm ngành nghề có từ lâu đời, nghề kim khí có ở thôn Rùa Hạ xã Thanh Thuỳ (Thanh Oai), nghề rèn Đa Sỹ (TP Hà Đông), Vũ Ngoại Ứng Hoà), làng cơ, kim khí Phùng Xá (Thạch Thất), Thuỷ Hội, Tân Hội (Đan Phượng). Sản phẩm làm ra từ chỗ đơn giản, chủ yếu là công cụ, dụng cụ như: cuốc xẻng, dao, kéo...nay đã phát triển thêm nhiều loại sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của xã hội như: bản lề, cửa hoa, cửa xếp, phụ tùng xe đạp, máy tuốt lúa, két sắt,…Đến năm 2006 nhóm ngành nghề cơ kim khí, điện rèn có 56 làng có nghề chiếm 4,75% trong tổng số làng có nghề của tỉnh, tập trung ở thành phố Hà Đông, huyện Thạch Thất,….UBND Tỉnh đã công nhận 12 Làng nghề đạt tiêu chuẩn Làng nghề Hà Tây. Giá trị sản xuất năm 2006 đạt 204,9 tỷ
đồng thu hút 13.203 hộ với 25.270 lao động, thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/năm.
2.2.6.9. Nhóm nghề chạm điêu khắc đá, kim lọai, gỗ, xương, sừng:
Một số Làng nghề tiêu biểu cho nhóm ngành này: Làng điêu khắc Thanh Thuỳ (Thanh Oai), Nhân Hiên xã Hiền Giang (Thường Tín), Chàng Sơn (Thạch Thất), nghề lược sừng thôn Thuỵ Ứng (Thường Tín), nghề tạc tượng ở Sơn Đồng (Hoài Đức), nghề tiện ở Nhị Khê (Thường Tín)….đây là các Làng nghề có truyền thống lâu đời. Các sản phẩm đa dạng phong phú: lọ hoa, tranh, đồ trang trí với nhiều mẫu mã, kiểu dáng khác nhau đã xuất khẩu sang các nước Nhật, Đài Loan, Trung Quốc và các nước Đông Âu. Nhóm nghề này có 13 làng có nghề chiếm 1,10% trong tổng số làng có nghề của tỉnh. Năm 2006 đã công nhận 9 Làng nghề. Giá trị sản xuất của ngành nghề này năm 2006 đạt 79,56 tỷ đồng, thu hút 3.801 hộ với 11.859 lao động, thu nhập bình quân 7,5 triệu đồng/người/năm.
2.2.6.10. Nhóm nghề chế biến nông sản, thực phẩm (Bánh, bún, kẹo, rượu, bia….)
Nhóm ngành nghề chế biến nông sản được hình thành và phát triển khá lâu với nhiều làng có những sản phẩm nổi tiếng như: Sản xuất tinh bột sắn ở Minh Khai (Hoài Đức), Cộng Hoà, Tân Hoà (Quốc Oai), miến dong ở Cát Quế, Dương Liễu (Hoài Đức), bánh dày Quán Gánh (Thường Tín), nem Phùng (Đan Phượng),….Những mặt hàng thuộc nhóm nghề chế biến nông sản thực phẩm chủ yếu tiêu dùng ở trong nước. Đặc biệt là thị trường Hà Nội với các mặt hàng: miến, bún, bánh dày, chè lam, bánh sữa...có mặt tại mọi góc phố của Hà Nội. Tuy nhiên các sản phẩm này chủ yếu là bình dân, chưa chú trọng tới vấn đề vệ sinh, hình thức đóng gói, bao bì, mẫu mã còn kém nên khả năng suất khẩu không cao mặc dù nhu cầu thị trường nước ngoài của Việt Kiều là khá lớn. Toàn tỉnh có 122 làng có nghề chiếm 10,34% trong tổng số
làng có nghề của tỉnh, trong đó tỉnh đã công nhận 38 Làng nghề. Giá trị sản xuất năm 2006 đạt 448,34 tỷ đồng, thu hút 27.283 hộ với số lao động 70.499, thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/năm.
Ngoài các ngành nghề trên, Hà Tây còn có một số ngành nghề mới như: Nghề đan lưới, dệt lưới chã ở Sơn Hà (Phú Xuyên), nghề hoa gỗ (Vạn Điểm), nghề sinh vật cảnh ở Phú Xuyên, Mỹ Đức, Ba Vì, Thạch Thất, nghề da giầy, khâu bóng ở Hà Đông, Phú Xuyên, Thanh Oai….Các ngành nghề này đều đang có xu hướng phát triển và từng bước tiến dần tới thị trường các tỉnh thành trong cả nước.