Làng nghề gốm Bát Tràng Hà Nộ

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề Hà Tây trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 33)

Làng gốm Bát Tràng là 1 trong những Làng nghề tiêu biểu trong cả nước vừa giữ được những nét riêng của Làng nghề vừa có khả năng thích ứng, hội nhập và phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Làng gốm Bát Tràng nằm ven bờ sông Hồng, thuộc địa phận xã Bát Tràng huyện Gia Lâm – Hà Nội, vị trí địa lý ven sông giúp giao thương giữa Bát Tràng và các địa phương khác trong cả nước phát triển từ rất lâu đời, khi giao thông đường bộ chưa phát triển. Bát Tràng từ xa xưa đã nổi tiếng trong nước và quốc tế với những sản phẩm gốm sứ độc đáo, mẫu mã hết sức đa dạng, bền và đẹp. Đến Bát Tràng có thể thấy không khí nhộn nhịp, tấp nập của một Làng

nghề đang phát triển mạnh mẽ góp phần tạo thu nhập cho người dân với những ngôi nhà cao tầng khang trang, rộng rãi, những con đường nhựa luôn nhộn nhịp ngày đêm.

Ngoài vị trí ven sông Bát Tràng còn có giao thông đường bộ khá thuận lợi, gần đường quốc lộ 5, tuyến đường giao thông tấp nập, những chuyến xe ô tô tải, taxi, xe buýt, xe chở khách du lịch nối đuôi nhau. Xe tải từ các hộ gia đình Làng nghề toả đi khắp các ngả đường mang theo các sản phẩm nổi tiếng của Làng đến mọi vùng miền của cả nước và nước ngoài, xe taxi, xe chở khách du lịch tới tham quan làng và mua sắm sản phẩm do các hộ gia đình sản xuất ra. Ngay từ khi đặt chân đến địa phận xã Bát Tràng, sự hội nhập của Làng nghề đã thể hiện ở những tấm biển to, lớn, đẹp quảng cáo, giới thiệu Làng nghề với rất nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp, Trung Quốc, Việt Nam, Nhật chứng minh cho sự ăn nên làm ra của một Làng nghề truyền thống nổi tiếng hàng trăm năm. Dọc theo các con đường, ngõ ngách trong Làng ngoài những ngôi nhà cao tầng còn có rất nhiều cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm do Làng nghề Bát Tràng sản xuất ra nằm sát nhau, ngày đêm buôn bán tấp nập giống như những khu phố cổ tại Hà Nội.

Với truyền thống sản xuất hàng trăm năm với những sản phẩm có thiết kế tinh xảo, ngày nay cùng với việc phát huy những gì đã có, những hộ sản xuất tại Bát Tràng cũng chú ý sản xuất các sản phẩm hiện đại đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước. Trong những năm gần đây ngoài loại men truyền thống tại Bát Tràng đã nghiên cứu và phát triển một số loại men với: men sần, men ngọc, men rạn...Tại đây ngoài việc sản xuất ra các sản phẩm truyền thống như: bát đĩa, ấm chén chậu hoa, lọ hoa... phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hàng ngày thì rất nhiều hộ đã sản xuất kết hợp với những sản phẩm mới như: con giống, hoa sứ thả bể bonsai,

tranh gốm, đồ trang trí vườn hoa, các loại vòng, hạt gốm... dành cho phái đẹp và những người thích sưu tập những món đồ lạ mắt, độc đáo.

Hiện cả xã có hơn 60 doanh nghiệp vừa và nhỏ, hơn 50% số hộ trong xã sống bằng nghề sản xuất, kinh doanh đồ gốm. Các nhà trong làng hầu hết đều là những cở sở vừa sản xuất vừa kinh doanh. Ngoài cung ứng nhu cầu trong nước, gốm sứ Bát Tràng cũng đã và đang có mặt tại rất nhiều thị trường khó tính ở nước ngoài như: Nhật, Italia, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp... doanh thu xuất khẩu hàng năm lên tới hàng chục triệu đô la.

Cũng giống như các lĩnh vực sản xuất khác Làng nghề Bát Tràng khi hội nhập kinh tế quốc tế đã rất chú trọng tới việc tuyên truyền, quảng cáo doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quảng bá thương hiệu, khách hàng có nhu cầu trong nước và nước ngoài có thể xem hàng hoá, giá của các sản phẩm mà Làng nghề sản xuất ra và đặt hàng trực tuyến trong qua 1 số trang web: www.gomsubattrang.com , www.golgift.com ,

www.nguyenloiceramic.com , www.Quangvinhceramic.com.vn ,

www.hoplucceramic.com ...Tuy nhiên điểm đặc biệt trong việc quảng bá thương hiệu gốm Bát Tràng là sự ra đời của Trung tâm xúc tiến xuất khẩu Bát Tràng (BTEF) vào năm 2004, đây là kết quả của sự hợp tác quốc tế giữa Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng và Chương trình phát triển kinh tế tư nhân (MPDF) thuộc Công ty Tài chính Quốc tế (IFC). Đây là một bước tiến trên con đường phát triển của Làng nghề gốm Bát Tràng, nó góp phần hết sức quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu trên trường quốc tế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Bên cạnh việc quảng bá thương hiệu các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ ở Bát Tràng còn áp dụng mô hình kinh doanh theo mô hình liên kết, hợp tác hộ gia đình từ 5-7 nhà với nhau vừa phổ biến kinh nghiệm, tay nghề vừa chia sẻ bí quyết làm nghề với nhau vừa có thể ra mắt

thương hiệu chung sẽ rút ngắn con đường quảng bá thương hiệu sang thị trường nước ngoài. Đây là cách tốt nhất để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể thực hiện được mở rộng sản xuất trong điều kiện thị trường vốn còn nhỏ hẹp và tương đối khó khăn nhưng vẫn có thể đáp ứng được những đơn hàng lớn.

Ngoài việc quảng bá thương hiệu thông qua công nghệ thông tin, Bát Tràng còn phát triển quảng bá thương hiệu nhờ mô hình kết hợp sản phẩm địa phương với du lịch và xuất khẩu tại chỗ đã và đang phát huy hiệu quả cao của làng gốm Bát Tràng. Năm 2005, chợ gốm sứ Bát Tràng được khánh thành, từ khi chợ thành lập các hộ gia đình sản xuất trong làng đã đưa sản phẩm do mình sản xuất ra chợ vừa bán vừa trưng bày nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm. Tại khu chợ này hàng ngàn sản phẩm được trưng bày và bán cho khách du lịch trong nước và ngoài nước tham quan và mua sắm hoặc đặt hàng. Khách du lịch đến với Làng nghề không chỉ có đường bộ mà còn có cả khách du lịch đi theo đường sông, nhằm thu hút khách đến tham quan, mua sắm tại Bát Tràng, những người làm nghề tại Bát Tràng đã liên kết với du lịch Hà Nội mở tour du lịch sông Hồng bằng đường thuỷ có hành trình đi qua Bát Tràng để du khách ghé thăm khu chợ này và các ngày cuối tuần. Tại đây các doanh nghiệp, các hộ sản xuất gốm sứ còn tổ chức những buổi trao đổi kỹ thuật, kiểu dáng mới, màu men mới, lạ. Khách du lịch đến chợ vừa có thể mua sắm vừa có thể tự tay làm gốm theo ý thích của mình, đây là nhóm khách hàng vừa đem lại doanh thu trực tiếp ngay lúc đó cho Bát Trang mà họ còn có thể là những người quảng bá Bát Tràng cho những khách hàng khác ở trong và ngoài nước hộ cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của Bát Tràng.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề Hà Tây trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)