Mỗi hộ gia đình của Làng nghề nên kết hợp giữa sản xuất, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu tại chỗ.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề Hà Tây trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 80 - 81)

thụ nội địa và xuất khẩu tại chỗ.

Hà Tây có lợi thế mà không phải bất cứ địa phương nào có được đó là gần Hà Nội và bây giờ là Hà Nội. Ngày 1/8/2008 Hà Tây chính thức sát nhập vào Hà Nội, Hà Nội trở thành một trong 17 thủ đô lớn nhất thế giới. Mỗi năm thủ đô Hà Nội thu hút hàng triệu khách du lịch là Việt Kiều, người nước ngoài đến du lịch. Hiện nay đã có các tuyến xe buýt từ trung tâm thành phố đi đến các huyện, thị xã, thành phố của Hà Tây nay là một phần của Hà Nội: tuyến Bác Cổ - Ba La, tuyến: Nam Thăng Long- bến xe Hà Đông, tuyến Long Biên- Thường Tín, tuyến Gia Lâm - Viện 103...Khách du lịch nghỉ tại Trung tâm Hà Nội, người dân Hà Nội có thể đến tham quan các Làng nghề của Hà Tây theo đường xe buýt chỉ mất khoảng 40 phút. Đây chính là lượng khách hàng tiềm năng của các Làng nghề Hà Tây, một số Làng nghề: Lụa Vạn Phúc, Nón Chuông, gỗ Phú Xuyên... đã nắm bắt cơ hội này mở các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm do Làng nghề sản xuất ra trên các trục đường chính dẫn vào Làng. Tuy nhiên phần lớn các cửa hàng đều bày bán tự phát, thiếu quy hoạch. Khách du lịch đa phần phải tự khám phá, không có hướng dẫn viên, dịch vụ hạn chế. Trong hội nhập kinh tế quốc tế các hộ gia đình, Làng nghề của Hà Tây nên kết hợp sản xuất với tiêu thụ nội địa và xuất khẩu tại chỗ để một mặt quảng cáo hình ảnh sản phẩm, Làng nghề tới khách hàng quốc tế một mặt tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Ngành du lịch biến Làng nghề thành điểm xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm Làng nghề. Đây là một phương pháp đón đường gần nhất và hội nhập nhanh nhất để tạo ra sản phẩm kinh tế lớn cho các ngành nghề kinh tế trong

tỉnh.

Tuy nhiên, do tác động của nền kinh tế thị trường, hiện nay, nhiều Làng nghề truyền thống đang mai một dần. Các Làng nghề tuy không còn nguyên vẹn những nét kiến trúc cổ kính nhưng vẫn mang những đặc thù riêng, mang dáng dấp nghề tổ của làng mình.

Để phát triển du lịch Làng nghề cần phải bảo lưu được những giá trị văn hoá cổ. Bên cạnh đó phải có các chính sách phù hợp đồng bộ khuyến khích phát triển các Làng nghề. Cần xây dựng một mô hình sản xuất tập trung đầy đủ các công đoạn như một cuộc trình diễn hoàn hảo cho khách du lịch thưởng thức là rất cần thiết.

Đồng thời các Làng nghề cũng cần đầu tư phát triển từ cơ sở hạ tầng, bến bãi, trung tâm thông tin giới thiệu về Làng nghề đến nơi ăn ở của du khách. Ngành du lịch phải có kế hoạch phối hợp tư vấn và đầu tư cơ bản làm phong phú thêm cho chương trình các tour du lịch đặc thù này. Khi bán hàng cho khách du lịch nước ngoài các cửa hàng nên đầu tư hệ thống thanh toán quốc tế bằng thẻ, tiền ngoại tệ để thuận tiện cho khách hàng nước ngoài. Ngoài ra cũng cần đạo tào đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, biết ngoại ngữ, có khả năng tư vấn cho khách hàng khi khách có nhu cầu. Ngoài ra mỗi một người dân làm nghề đều có thể trở thành hướng dẫn viên du lịch. Khách du lịch đến với Làng nghề có thể được trực tiếp chứng kiến người dân làm việc và có thể tham gia làm 1 sản phẩm của Làng nghề từ đó có thể hấp dẫn khách tham quan du lịch và thưởng lãm.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề Hà Tây trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)