Tình hình sản xuất của Làng nghề

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề Hà Tây trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 51 - 54)

2.2.4.1 Vốn trong các Làng nghề

Thị trường vốn trong các Làng nghề Hà Tây đã được hình thành nhưng vẫn còn hết sức nhỏ bé so với sự phát triển nhanh chóng của sản xuất. Nguồn vốn đầu tư sản xuất kinh doanh trong các Làng nghệ hiện nay vẫn chủ yếu là vốn tự có của từng hộ. Theo các số liệu thống kê, có tới 70% vốn trong các Làng nghề của Hà Tây là vốn tự có, bên cạnh đó còn có vốn vay mượn bằng hình thức tín chấp giữa các cá nhân như: chơi họ, vay lãi. Đã có nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng hình thành trên địa bàn tỉnh nhưng nguồn vốn người sản xuất vay được từ các tổ chức tín dụng này không đáng kể

Theo thống kê của Ngân hàng Công thương Việt Nam, ngân hàng này mới chỉ cho các Làng nghề của Hà Tây vay 70 tỷ đồng. Một con số quá nhỏ bé so với nhu cầu của các Làng nghề của Hà Tây. Nguyên nhân của tình trạng ngân hàng muốn cho vay, người sản xuất muốn vay nhưng không thực hiện được các giao dịch là do :

- Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm dẫn đến không có tài sản thế chấp.

- Sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún chưa coi trọng việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu. Kiến thức người quản lý tài chính còn hạn chế, các số liệu

tài chính không minh bạch. Việc lập và xây dựng phương án kinh doanh để vay vốn còn lúng túng.

- Một số hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ không có đăng ký kinh doanh, không có tài khoản ngân hàng.

- Giữa ngân hàng và nhà sản xuất không có các hợp đồng liên doanh liên kết giữa việc vay vốn và tiêu thụ sản phẩm ..

Chính vì các lý do trên mà vốn trong các Làng nghề còn hạn chế. Vốn để giải quyết việc mở rộng sản xuất kinh doanh, tích trữ nguyên vật liệu khi giá rẻ, đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư công nghệ sản xuất mới hiện đại, xử lý ô nhiễm môi trường... đang là bài toán nan giải đối với các Làng nghề ở Hà Tây.

Mặc dù UBND tỉnh cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ về vốn nhưng chưa đáng kể. Thiếu vốn nên phần lớn các Làng nghề đều đang trong tình trạng lấy công làm lãi, sản xuất theo khả năng chứ không thể theo yêu cầu của xã hội, theo kiểu giật gấu vá vai, không có điều kiện để cải tiến công nghệ, xử lý ô nhiễm môi trường... nên việc phát triển là không bền vững.

2.2.4.2 Nguyên vật liệu đầu vào cho các Làng nghề

Số lượng Làng, nghề, loại hình sản phẩm của Hà Tây khá nhiều nên nguyên vật liệu cho các ngành nghề này cũng rất lớn. Trước kia nguồn nguyên liệu chủ yếu là do trong tỉnh và các tỉnh lân cận cung cấp. Nhưng ngày nay do sản xuất phát triển, diện tích đất dùng cho việc trồng, cung cấp nguyên liệu ngày càng thu hẹp dành cho mục đích khác nên dẫn đến tình trạng cung không đủ cầu làm ảnh hưởng tới sản xuất của các Làng nghề. Toàn tỉnh chỉ có rất ít các Làng nghề khai thác được nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương mình như Làng nghề Phú Túc (Phú Xuyên) sử dụng nguyên liệu là cây bèo Tây để sản xuất còn phần lớn các Làng nghề đều phải mua, nhập nguyên liệu từ bên ngoài. Làng nghề Sơn Khảm Chuyên Mỹ (Phú Xuyên) là

một ví dụ điển hình của vấn đề này, những năm gần đây do sản xuất phát triển, nhu cầu của xã hội đối với sản xuất của nghề này ngày càng cao trong khi nguồn nguyên liệu: trai, ốc, sơn, dầu bóng trong nước lại không đáp ứng được về chất lượng và số lượng nên đã phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài. Nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài nên ảnh hưởng tới giá cả của sản phẩm, bên cạnh đó sự cạnh tranh về giá giữa các nhà sản xuất khiến cho giá sản phẩm hạ trong khi giá nguyên liệu lại có xu hướng tăng theo tỷ giá đồng USD và thị trường nên giá trị của ngày công lao động giảm sút. Điều này dẫn đến việc một số hộ phải tạm ngưng sản xuất khi không có vốn hoặc sản xuất cầm chừng, không dám mở rộng sản xuất vì sợ không có nguyên vật liệu. Đây là 1 sự lãng phí rất lớn vì nhu cầu thị trường là rất nhiều. Ngay như Làng nghề chế biến thực phẩm ở Dương Liễu (Hoài Đức) mỗi năm cần hàng trăm nghìn tấn sắn, dong, đậu xanh, vừng lạc, mỳ...để sản xuất nhưng do nguyên vật liệu mang tính thời vụ nên sản xuất thường bị gián đoạn. Các Làng nghề mây tre đan, dệt lụa, dệt len.. cũng bị ảnh hưởng bởi giá nguyên vật liệu ngày càng tăng cao, khan hiếm, nguy cơ Làng nghề dễ bị tan biến. Tình trạng thiếu nguyên vật liệu, nguyên vật liệu tăng giá quá nhiều dẫn đến phải nhập nguyên vật liệu từ Trung Quốc với giá rẻ chất lượng kém, không ổn định đang là 1 thực trạng đáng báo động đối với các Làng nghề Hà Tây. Nó ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm gây mất lòng tin của khách hàng đối với các Làng nghề.

2.2.4.3 Giá trị sản xuất trong các Làng nghề

Số lượng các Làng nghề ngày một tăng, nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu ngày càng nhiều, sản phẩm của các Làng nghề ngày càng đa dạng và phong phú về chất lượng cũng như mẫu mã, do đó doanh thu của các Làng nghề ngày một tăng, tổng giá trị sản xuất của các Làng nghề tăng nhanh về cả số lượng và giá trị. Điều này có thể thấy qua bảng giá trị sản lượng của 1 số sản phẩm chủ yếu như sau:

Biểu 2.3: Giá trị sản xuất trong các Làng nghề của Hà Tây

STT Sản phẩm ĐVT 2003 2004 2005 2006

1 Mây tre giang đan Tỷ đ 107 169,5 170 200 2 Hàng sơn mài, khảm

trai

Tỷ đ 63 72 80 94

3 Đồ mộc cao cấp 1000sp 230 240 250 300

4 Hàng tiện các loại 1000 sp 3.906 4.582 4.600 5.400 5 Hoa gỗ các loại 1000bông 1.000 1.400 1.500 1.600 6 Tăm hương, tăm mành 1000 tấn 17 17,5 19 22 7 Vải lụa các loại 1000m 7.418 7.676 7.700 8.800 8 Hàng thêu ren 1000 sp 700 750 900 1.030

9 Quần áo dệt kim Tr. Sp 26,5 27 30 35

10 Khăn mặt các loại Tr. Sp 100,9 191 250 280

11 Khâu bóng 1000 quả 200 235 193 200

12 Tinh bột các loại 1000 tấn 55,7 56 60 67 13 Bún bánh các loại 1000 tấn 20,1 20,2 25 28

14 Chè búp khô Tấn 629 640 650 720

15 Dao kéo các loại Tr. Cái 14,5 17 19 21

Nguồn: Cục Thống kê Hà Tây

Trong tất cả các sản phẩm chủ yếu trên thì sản phẩm mây tre đan là có giá trị tăng trưởng lớn nhất. Tăng gần 200% từ năm 2003-2006, kế đến là nhóm sản phẩm sơn mài, khảm trai, hàng thêu ren

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề Hà Tây trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)