Về tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề Hà Tây trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 78 - 79)

Tại các Làng nghề của Hà Tây, phần lớn là các hộ gia đình tham gia sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ dựa trên vốn tự có và một phần vốn vay. Một số hộ có điều kiện về kinh tế đã mở rộng sản xuất, thuê nhân công, cải tiến thành mô hình Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Công ty cổ phần. Trong hội nhập kinh tế quốc tế để có thể xuất khẩu hàng hoá cần thành lập doanh nghiệp, có con dấu, có tài khoản tại ngân hàng.... Tuy nhiên đối với các ngành thủ công mỹ nghệ đặc thù của sản xuất là đơn lẻ, yêu cầu trình độ tay nghề cao, hàng hoá ít mang tính đồng loạt nên mô hình sản xuất theo kiểu

doanh nghiệp, theo dây chuyền là không phù hợp với nhóm ngành này vì vậy mô hình hộ gia đình sản xuất vẫn là phù hợp.

Để hội nhập, các doanh nghiệp và các hộ sản xuất nên kết hợp với nhau. Các Công ty gom hàng của các hộ để xuất khẩu trên cơ sở thống nhất ban đầu về mẫu mã chất lượng sản phẩm. Đối với một số ngành nghề: cơ khí, dệt, chế biến... có thể sản xuất hàng loạt thì nên phát triển mô hình Công ty TNNH, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần để thuận tiện trong việc đầu tư máy móc thiết bị, sản xuất, quảng cáo và tiêu thụ sản phẩm.

Để phát triển bền vững, các doanh nghiệp Làng nghề cũng cần phải nghiên cứu công nghệ sản xuất theo hướng: sử dụng nguồn nguyên, nhiên liệu sạch, xử lý nước thải trước khi đưa ra môi trường, đảm bảo bầu không khí trong lành cho người dân mới có thể tồn tại được.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề Hà Tây trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)