Những lợi thế được thụ hưởng từ sức mạnh kinh tế xã hội – chính trị của thủ đô đối với sự phát triển Làng nghề Hà Tây để hội nhập

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề Hà Tây trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 84 - 86)

chính trị của thủ đô đối với sự phát triển Làng nghề Hà Tây để hội nhập kinh tế quốc tế.

Khi sát nhập thủ đô Hà Nội, Làng nghề Hà Tây sẽ có được những lợi thế được thừa hưởng từ một thủ đô kinh tế - xã hội – chính trị:

Một là: Thu hút được nhiều vốn đầu tư

Với vị trí của một thủ đô của cả nước, Hà Nội đã và đang thu hút được rất nhiều vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Các lĩnh

vực đầu tư ngày càng được mở rộng, từ sản xuất công nghiệp, đất đai, văn phòng đến sản xuất của các Làng nghề. Khi có được các nguồn vốn đầu tư, vốn sản xuất trong các Làng nghề sẽ được cải thiện. Có vốn các doanh nghiệp Làng nghề có thể giải quyết được các vấn đề khó khăn do thiếu vốn như: đầu tư hiện đại hoá công nghệ sản xuất, đào tạo lao động, cải thiện nơi sản xuất, xử lý ô nhiễm môi trường, dự trữ nguyên vật liệu, đầu tư nghiên cứu sản phẩm....

Hai là: Làng nghề Hà Tây sẽ có cơ sở hạ tầng hoàn thiện, đầy đủ

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như trong nước, Hà Nội đã và đang xây dựng rất nhiều khu công nghiệp với đầy đủ cơ sở vật chất: nhà xưởng, đường giao thông, hệ thống xử lý nước thải....Khi Hà Tây trở thành Hà Nội, các Doanh nghiệp Làng nghề có thể đăng ký để thuê vị trí trong các khu công nghiệp, cụm Làng nghề của Hà Nội. Khi đó Làng nghề Hà Tây sẽ không còn gặp phải những vẫn đề nan giải trong sản xuất: thiếu mặt bằng, thiếu cơ sở vật chất...Nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường, hoả hoạn, tai nạn lao động.

Ba là: Làng nghề Hà Tây sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với hệ thống ngân hàng, hệ thống thanh toán quốc tế.

Trước đây, Hà Tây chỉ có 1 số ngân hàng quốc doanh: ngân hàng Công thương Việt Nam, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Vì vậy việc vay vốn ngân hàng gặp nhiều khó khăn về thủ tục, khi mở tài khoản, giao dịch với ngân hàng cũng bất tiện do rất ít ngân hàng. Khi sát nhập Hà Nội, hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần ngay lập tức cũng có mặt tại các xã, phường của các huyện, thành phố của Hà Tây. Để thu hút khách hàng, mở rộng hoạt động kinh doanh, các ngân hàng cũng cởi mở hơn trong chính sách khách hàng, chính sách cho vay...Do vậy, các doanh nghiệp

Làng nghề có điều kiện tiếp túc thường xuyên với hệ thống thanh toán liên ngân hàng thuận tiện, nhanh chóng đặc biệt là các giao dịch với đối tác nước ngoài.

Bốn là: có thể tận dụng đội ngũ lao động dồi dào, đã qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.

Hà Nội với hệ thống các cơ sở đào tạo thuộc diện nhiều nhất cả nước, hàng năm đã đào tao hàng vạn lao động có trình độ chuyên môn. Khi sát nhập Hà Nội, các Làng nghề Hà Tây có thể tận dụng nguồn lao động này để đáp ứng nhu cầu sản xuất của mình. Đặc biệt có thể có những lao động đã qua đào tạo những chuyên ngành mà Làng nghề Hà Tây chưa đào tạo hoặc đã đào tạo nhưng chưa có độ chuyên nghiệp như: thiết kế mỹ thuật, marketing...

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề Hà Tây trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 84 - 86)