Những khó khăn

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề Hà Tây trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67 - 70)

Sự phát triển của các Làng nghề, ngành nghề nông thôn ở Hà Tây đã góp phần đưa công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trở thành 1 trong những ngành kinh tế chủ đạo trong quá trình phát triển kinh tế. Phát triển Làng nghề đã đem lại hiệu quả to lớn về mặt kinh tế cũng như xã hội của tỉnh Hà Tây. Tuy nhiên sự phát triển các Làng nghề của Hà Tây còn gặp phải một số khó khăn đó là:

- Sản xuất trong các Làng nghề còn mang tính tự phát chưa có quy hoạch đồng bộ, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ đồng thời thiếu sự chỉ đạo, hướng dẫn của địa phương.

- Mặt bằng sản xuất còn nhiều hạn chế, sản xuất chủ yếu là tại chỗ của từng hộ gia đình vừa sản xuất vừa sinh hoạt nên không đảm bảo vệ sinh an toàn lao động và vệ sinh an toàn cho sản phẩm. Đặc biệt là nhóm các Làng nghề chế biến lương thực thực phẩm, chế biến bánh kẹo... rất cần thiết phải được đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên việc đưa các hộ gia đình sản xuất, các doanh nghiệp sản xuất ra khỏi các Làng nghề đến nơi tập trung như khu công nghiệp Làng nghề lại còn gặp rất nhiều khó khăn về vốn.

- Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật trong các Làng nghề còn thấp nên việc luân chuyển hàng hoá trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Tình trạng thiếu điện, nước ở một số Làng nghề vào thời điểm mùa khô cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ sản xuất của Làng nghề.

- Nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất hiện nay cũng là một vấn đề hết sức khó khăn khi phần lớn nguyên liệu cho sản xuất của Làng nghề đều được mua từ các thương nhân bên ngoài có thể không đảm bảo về chất lượng vừa không chủ động về nguồn nguyên liệu.

- Các sản phẩm làm ra chưa xây dựng được thương hiệu hàng hoá, việc quảng bá hình ảnh của các Làng nghề còn hạn chế nên sức cạnh tranh của các sản phẩm cũng hạn chế.

- Vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường trong các Làng nghề còn chưa được chú trọng, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí... đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ, cuộc sống của người dân trong các Làng nghề và các vùng lân cận.

- Mặc dù các Làng nghề của Hà Tây đã và đang dần cải tiến công nghệ sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tuy nhiên sự đổi mới về

công nghệ sản xuất còn rất chậm, vẫn sử dụng nhiều công nghệ thủ công. Công nghệ sản xuất thủ công và bán cơ khí vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn ở trong các Làng nghề của Hà Tây còn chiếm khoảng trên 50%. Thiết bị, công nghệ áp dụng trong sản xuất phần lớn là cũ kỹ được loại ra từ công nghiệp của thành thị, một số công cụ, dụng cụ sản xuất giản đơn được người sản xuất tự tạo hoặc mua lại từ các sản phẩm đã được sửa chữa. Các động cơ, máy cơ khí nhỏ được nhập từ Trung Quốc với giá rẻ nên chất lượng thấp vì thế sản phẩm không đồng đều do đó không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng sản phẩm cho khách hàng.

Sự đổi mới về công nghệ sản xuất diễn ra chưa đồng bộ, chưa toàn diện, việc cải tiến công nghệ mới chỉ áp dụng ở một số khâu và một số ngành quan trọng. Phần lớn các khâu của quá trình sản xuất vẫn tận dụng lao động thủ công là chủ yếu.

- Sản phẩm sản xuất theo quy mô nhỏ, mức độ đồng đều cho sản phẩm đối với các đơn hàng lớn chưa cao nên dễ mất uy tín đối với khách hàng.

- Sản xuất trong các Làng nghề còn gặp phải vấn đề rất lớn đó là thiếu vốn. Việc huy động vốn cho sản xuất còn nhiều hạn chế chủ yếu dựa vào vốn tự có của các hộ gia đình. Nguồn vốn vay còn gặp nhiều khó khăn về thủ tục.

- Công nhân, nghệ nhân trong các Làng nghề là nhân tố quyết định tới sự phát triển của các Làng nghề tuy nhiên lại chưa được quan tâm, khuyến khích, động viên đúng mức.

- Điều kiện sản xuất của hộ gia đình, doanh nhiệp còn gặp nhiều khó khăn.

- Các Làng nghề có doanh thu rất lớn tuy nhiên chủ yếu vẫn là sản xuất hộ gia đình nhỏ lẻ, không kê khai thuế nên mức độ đóng góp vào ngân sách của tỉnh còn hạn chế, ảnh hưởng tới thu ngân sách của tỉnh. Chính vì vậy nên

tỉnh gặp nhiều khó khăn về vốn khi đầu tư cho sự phát triển của các Làng nghề.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề Hà Tây trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)