Làng nghề Đồng Kỵ Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề Hà Tây trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 36)

Làng nghề Đồng Kỵ là Làng nghề thuộc tỉnh Bắc Ninh, có truyền thống sản xuất đồ gỗ từ hàng trăm năm nay, sự năng động của Làng nghề Đồng Kỵ

thể hiện ở mọi mặt, cả thôn có > 90% hộ gia đình trong làng tham gia sản xuất đồ gỗ. Cả làng hiện nay có hơn 200 giám đốc trong khi năm 1996 mới chỉ có 5-6 công ty, Làng nghề Đồng Kỵ có số doanh nghiệp chiếm > 20% tổng số doanh nghiệp của toàn tỉnh và hiện nay làng còn phấn đấu con số doanh nghiệp lên tới hàng nghìn. Với số lượng doanh nghiệp nhiều như thế hàng năm Làng nghề Đồng Kỵ có thể giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động trong làng và các vùng lân cận với thu nhập bình quân > 500.000đ/tháng/người.

Làng nghề Đồng Kỵ đặc biệt phát triển hơn trong 10 năm trở lại đây khi nền kinh tế thị trường phát triển, nhu cầu thị trường về các loại sản phẩm đồ gỗ tự nhiên chạm khảm, điêu khắc thủ công đặc biệt tăng cao nhờ đó Làng nghề Đồng Kỵ thực sự khởi sắc và phát triển. Doanh thu sản xuất đồ gỗ hàng năm của Làng lên tới hơn 200 tỷ đồng

Điều đặc biệt của Làng nghề Đồng Kỵ là vẫn giữ được phần lớn nét truyền thống của Làng nghề trong các sản phẩm đồ gỗ của mình sản xuất ra. Hầu hết các sản phẩm của Làng nghề về cơ bản là giống nhau: đôn, bàn ghế chạm khảm, giá để đồ, tủ thờ... nhưng vẫn giữ được khách hàng nhờ chất lượng và kiểu dáng.

Với nhu cầu thị trường lớn, số doanh nghiệp sản xuất ngày càng nhiều, để phát huy được thế mạnh của Làng nghề, vừa để nâng cao thu nhập cho người dân, vừa tăng thu nhập cho ngân sách của tỉnh vừa tạo bộ mặt mới cho Làng nghề để thúc đẩy sản xuất, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng khu công nghiệp từ năm 2000, chính thức đi vào hoạt động từ năm 2003. Tuy nhiên khu công nghiệp này chỉ có 12 ha cũng không đáp ứng được nhu cầu mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp trong làng.

Cùng với sự phát triển của sản xuất các doanh nghiệp cũng chú trọng tới việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình, mở mang tri thức, một

số giám đốc ở đây ban ngày sản xuất đồ gỗ, tối lại về Hà Nội để học thêm đại học, họ có thể nói chuyện với khách hàng nước ngoài bằng tiếng Anh, Trung Quốc. Ngoài ra họ còn biết xây dựng hình ảnh, quảng bá thương hiệu thông qua việc tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước về thủ công mỹ nghệ, đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm, trưng bày sản phẩm ở những khu chuyên bán hàng nội thất cao cấp như: Mê Linh Plaza, Nội thất An Dương Home center, Nội thất Nhà Xinh, Nội thất Á Mỹ, đồng thời xây dựng các website để quảng cáo sản phẩm của Làng, Làng Đồng Kỵ còn có 1 website chung của Làng để giới thiệu về làng các sản phẩm của Làng sản xuất ra: www.dongky.bis.vn . Sự năng động này làm cho các doanh nghiệp ăn nên làm ra, cả làng không có doanh nghiệp nào làm ăn thua lỗ, thị trường ngày càng mở rộng. Từ chỗ hàng Đồng Kỵ chỉ bán trong nước và xuất khẩu thông qua trung gian là Trung Quốc thì hiện nay Làng nghề Đồng Kỵ đã tự tìm được chỗ dứng cho riêng mình khi xuất khẩu trực tiếp qua các thị trường Châu Âu và Mỹ, ngay cả ở thị trường Trung Quốc cũng có hàng trăm cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Đồng Kỵ.

Để Làng nghề phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế, Hiệp hội những người làm gỗ mỹ nghệ Bắc Ninh ra đời năm 2006 vừa để doanh nghiệp tiếp cận được với thị trường mới vừa hỗ trợ cho việc quảng cáo hình ảnh của Làng nghề.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề Hà Tây trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)