Về lao động

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề Hà Tây trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 76 - 78)

Có hai vấn đề cần đặt ra với lao động trong các Làng nghề Hà Tây, đó là chính sách về sử dụng lao động và đào tạo tay nghề và nâng cao chất lượng lao động.

* Về sử dụng lao động

Nếu biết sử dụng nguồn lao động một cách hợp lý thì đó sẽ là một trong những yếu tố góp nên thành công của sản xuất. Một yếu tố quan trọng làm nên giá trị cho sản phẩm của các Làng nghề nhất là nghề thủ công mỹ nghệ đó là bàn tay của nghệ nhân. Nghệ nhân giỏi, có tay nghề, có tâm huyết với nghề sẽ tạo nên được những sản phẩm độc đáo mang lại giá trị kinh tế cao. Nghệ nhân có trình độ thấp, không gắn bó với nghề có thể làm mai một nghề thủ công của Làng. Trong hội nhập kinh tế quốc tế, để sản xuất, xuất khẩu được những sản phẩm đẹp, đồng đều, có chất lượng cao thì phải có đội ngũ lao động, nghệ nhân có trình độ tay nghề nhất định. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, sự đánh giá vai trò và chế độ đãi ngộ đối với các nghệ nhân chưa được quan tâm đúng mức nên đã làm giảm tâm huyết của họ trong việc truyền nghề cho thế hệ sau, đồng thời không hấp dẫn đối với người muốn học nghề. Do vậy ngay trong các Làng nghề của Hà Tây, các hộ sản xuất, các doanh nghiệp cần chú trọng đến vấn đề sử dụng, đãi ngộ để nghệ nhân, người lao động thêm gắn bó, yêu nghề.

* Về đào tạo lao động

Đào tạo lao động cho các Làng nghề của Hà Tây là một bộ phận quan trọng của đào tạo lao động nông thôn. Trong đó, những ngành cần ưu tiên phát triển là những ngành nghề có tiềm năng, lợi thế nhằm tận dụng được nguồn nguyên liệu, thu hút nhiều lao động như chế biến nông sản, thủ công mỹ nghệ, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng…

Với người lao động, việc đào tạo nghề và nâng cao tay nghề phải xuất phát từ đặc điểm đặc thù và nhu cầu sản xuất của từng nghề. Hiện nay có 2 hình thức đào tạo lao động trong các Làng nghề của Hà Tây: truyền nghề và đào tạo theo trường lớp.

- Dạy nghề theo lối truyền nghề: Truyền nghề được thực hiện trong từng hộ gia đình hoặc gia tộc theo phương pháp kèm cặp, vừa làm vừa học, học đến đâu làm đến đó. Truyền khẩu thay cho sách vở. Thời hạn truyền nghề không hạn định trước như các khoá đào tạo tại các trường, trung tâm đào tạo nghề. Truyền nghề được thực hiện cho từng người hoặc nhóm người được chọn lọc kỹ lưỡng tuỳ theo yêu cầu năng khiếu hay tâm huyết của người muốn học nghề. Tuỳ theo sự đánh giá và độ tin cậy vào mỗi người mà bí quyết nghề được truyền cho ai, với mức độ nhiều hay ít. Truyền nghề trong các Làng nghề có hai mặt đối lập nhau. Hoặc là có thể chuyển giao toàn bộ bí quyết của một nghề truyền thống cha truyền con nối cho những người kế tục từ đời này qua đời khác. Hoặc là làm thui chột đi bí quyết nghề nghiệp khi không tìm được người kế tục đủ tin cậy theo quan niệm „‟chọn truyền nhân”. Để giải toả rào cản này trước hết hãy khôi phục lại lời dạy của các bậc tiền bối „‟Nhất nghệ tinh nhất thân vinh”, triết lý này đã mai một trong cơ chế bao cấp nhưng trong thực tế hiện nay chân lý này có phần chính xác. Ai đó có tài bất kể trong lĩnh vực nào đều có thu nhập cao hơn những người chỉ có học vị, bằng cấp cao. Một cầu thủ bóng đá ở nước ta như Công Vinh lương tháng lên đến 40 triệu, giá chuyển nhượng 8 tỷ đồng; một ca sỹ có thu nhập cả vài trăm triệu.... Ở những nước có nền kinh tế phát triển thì các diễn viên, ca sỹ, vận động viên... nghĩa là có biệt tài nào đó đều là triệu phú với thu nhập hàng triệu USD/năm. Cao hơn cả những quan chức, nhà giáo...

Để phát triển nghề truyền thống ở một phạm vi rộng hơn thì đây là mô hình đào tạo cần được khuyến khích phát triển.

- Phương pháp đào tạo tại trường lớp theo kiểu hiện đại: Phương pháp này có ưu điểm là có thể đào tạo được nhiều người, tuy nhiên ngay sau khi ra trường học viên chưa có trình độ tay nghề cao. Để giải quyết được trình độ

lao động trong các Làng nghề có thể kết hợp cả phương pháp truyền nghề và phương pháp đào tạo hiện đại. Vừa đào tạo lý thuyết vừa có các nghệ nhân hướng dẫn thực hành ngay từ khi còn ở trường nhằm đạt trình độ lành nghề ngay từ khi họ mới ra trường. Giải quyết được vấn đề trình độ lao động trong các Làng nghề có thể đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường khi hội nhập kinh tế quốc tế.

Bên cạnh vấn đề tay nghề cho người lao động, trình độ quản lý cho các chủ hộ và chủ doanh nghiệp cũng cần phải được đào tạo theo bài bản. Phần lớn họ đều chưa qua đào tạo trường lớp nên có thể vô tình vi phạm các chính sách của Nhà nước về quản lý kinh tế, thuế…Trong hội nhập kinh tế quốc tế để làm việc được với đối tác trong nước và quốc tế, những người chủ này phải tham dự các khoá đào tạo về quản lý, về công nghệ sản xuất, về chế độ tài chính kế toán, chế độ thuế, tiền lương, thị trường, tiếp thị…. Những người quản lý do hạn chế về thời gian nên có thể đào tạo thông qua hình thức: các lớp tập huấn ngắn hạn, các hội nghị của chủ doanh nghiệp... Đây là hình thức mới được hình thành và cần được phát triển vì nó đáp ứng được nhu cầu của các chủ doanh nghiệp trong việc tư vấn hoặc giải quyết những khó khăn vượt ngoài khả năng giải quyết của các doanh nghiệp, thông qua đó nâng cao kiến thức cho các chủ doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề Hà Tây trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)