Giai đoạn từ 01/01/2006 đến nay

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận, xã hội và những vấn đề thực tế để xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 (Trang 41)

Sau 10 năm thực hiện, những quy định về thừa kế của Bộ luật Dân sự năm 1995 đã tạo ra hành lang pháp lý tương đối đầy đủ để xử lý những tranh

chấp phát sinh trong thực tiễn. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng của nền kinh tế, xã hội, Bộ luật Dân sự năm 1995 không tránh khỏi những bất cập, vướng mắc. Bộ luật Dân sự năm 2005 được ban hành, những quy định về thừa kế cơ bản kế thừa các quan điểm cũ và quy định một số trường hợp mới, khắc phục những vướng mắc của Bộ luật Dân sự năm 1995.

* Về diện thừa kế

Kế thừa những quy định của pháp luật thừa kế trước đây, Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng quy định diện thừa kế dựa trên ba mối quan hệ: hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng. Tuy nhiên, tại Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005, diện thừa kế được bổ sung: "cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, ông ngoại, bà nội, bà ngoại" và "chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại". Với quy định như vậy, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã có sự mở rộng và dự liệu được các trường hợp có thể xảy ra trên thực tế.

* Về hàng thừa kế

Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về người thừa kế theo pháp luật và số lượng hàng thừa kế vẫn bao gồm ba hàng như số lượng hàng thừa kế đã được quy định tại Điều 679 Bộ luật Dân sự năm 1995. Những người thừa kế theo quan hệ huyết thống bàng hệ và trực hệ vẫn được giữ nguyên. Tuy nhiên, tại các hàng thừa kế, Bộ luật Dân sự năm 2005 có sự bổ sung, cụ thể như sau:

Hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi,

mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Hàng thừa kế thứ hai, bao gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại,

anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba, bao gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác

chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Như vậy, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã bổ sung cháu nội, cháu ngoại của người để lại di sản được hưởng di sản theo trình tự hàng (hàng thừa kế thứ hai) và tại hàng thừa kế thứ ba là chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Quy định này nhằm củng cố và bảo vệ hơn nữa quyền thừa kế theo pháp luật của các cháu nội, cháu ngoại, các chắt nội, chắt ngoại của người để lại di sản trong những trường hợp cụ thể. Có thể thấy, việc mở rộng phạm vi người thừa kế theo hàng không những đánh dấu sự thay đổi căn bản của chế định thừa kế, quan trọng hơn, nó đã bảo vệ triệt để nhất quyền hưởng di sản của các cháu nội, cháu ngoại, chắt nội, chắt ngoại đối với người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cụ nội, cụ ngoại. Quy định này đã phản ánh bản chất pháp luật của Nhà nước ta, đồng thời đảm bảo được tính nhất quán về các hàng thừa kế theo pháp luật.

Như vậy, diện và hàng thừa kế theo pháp luật nước ta kể từ năm 1945 đến nay không ngừng được củng cố, mở rộng, đảm bảo thực hiện có hiệu quả quyền thừa kế của công dân. Đặc biệt, với sự ra đời của Bộ luật Dân sự năm 2005, các quy định về diện và hàng thừa kế đã đạt những bước tiến quan trọng trong quan điểm và trình độ lập pháp của nước ta kể từ năm 1945 đến nay.

Chương 2

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận, xã hội và những vấn đề thực tế để xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 (Trang 41)