Giai đoạn từ khi Bộ luật Dân sự có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/1996) đến ngày 01/01/

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận, xã hội và những vấn đề thực tế để xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 (Trang 40 - 41)

01/7/1996) đến ngày 01/01/2006

Đây là giai đoạn nước ta đạt được những kết quả khích lệ từ cải cách kinh tế. Các quan hệ xã hội, quan hệ tài sản phát triển mạnh mẽ, ngày càng phong phú, đa dạng. Để đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao trong giao lưu dân sự, những nguyên tắc về thừa kế di sản và những quy định về quyền thừa kế của công dân trong suốt hơn 50 năm qua đã được pháp điển hóa cụ thể trong Bộ luật Dân sự năm 1995.

Mặc dù kế thừa quy định của các văn bản trước đây nhưng Bộ luật Dân sự năm 1995 đã phát triển và bổ sung thêm nhưng quy định phù hợp với yêu cầu phát triển xã hội

* Về diện thừa kế

Diện những người thừa kế theo pháp luật của Bộ luật Dân sự năm 1995 vẫn dựa trên ba mối quan hệ: quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng và về cơ bản kế thừa những quy định của Pháp lệnh Thừa kế 1990. Những người thuộc diện thừa kế theo Bộ luật Dân sự năm 1995 bao gồm:

- Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

- Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết.

- Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.

Với quy định trên, Bộ luật Dân sự năm 1995 đã loại bỏ khái niệm "anh, chị, em nuôi". Đồng thời, diện những người thừa kế được mở rộng theo số lượng hàng thừa kế và di sản vẫn được chia cho những người có quan hệ huyết thống trực hệ và bàng hệ với người để lại di sản.

* Về hàng thừa kế

Quy định về hàng thừa kế trong Bộ luật Dân sự năm 1995 hầu như không thay đổi so với Pháp lệnh Thừa kế năm 1990. Khoản 1 Điều 679 quy định ba hàng thừa kế:

Hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi,

mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Hàng thừa kế thứ hai, bao gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại,

anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết.

Hàng thừa kế thứ ba, bao gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác

ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.

Như vậy, Bộ luật đã kế thừa những thành tựu cơ bản trong quy định về hàng thừa kế của Pháp lệnh, tiếp tục góp phần tích cực giải quyết các vụ việc thừa kế theo pháp luật.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận, xã hội và những vấn đề thực tế để xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)