0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Thực trạng áp dụng pháp luật về diện và hàng thừa kế theo pháp luật

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN, XÃ HỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TẾ ĐỂ XÁC ĐỊNH DIỆN THỪA KẾ VÀ PHÂN CHIA HÀNG THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM NĂM 2005 (Trang 78 -79 )

đỡ mọi người trong nội tộc sản xuất, kinh doanh thoát khỏi nghèo đói, góp phần vào công tác xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta đề ra. Vì vậy, trong quan hệ thừa kế cần thiết mở rộng hơn nữa diện và hàng thừa kế. Hiện nay, diện thừa kế được quy định đến đời thứ thứ năm, tuy nhiên, theo tập quán của người Việt Nam thì dòng họ gồm nhiều đời. Thông thường, những người thừa kế đời thứ năm, thứ sáu nếu là tôn trưởng vẫn có nghĩa vụ thờ cúng tổ tiên, do vậy cho họ hưởng di sản là phù hợp với tập quán.

3.1.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về diện và hàng thừa kế theo pháp luật pháp luật

Trong những năm qua, do tác động của nền kinh tế thị trường, các tranh chấp dân sự ngày càng có chiều hướng gia tăng, trong số đó, các tranh chấp về thừa kế chiếm một tỷ lệ đáng kể và chủ yếu xoay quanh việc chia di sản thừa kế. Đây là những tranh chấp chủ yếu đòi hỏi công bằng về quyền lợi, do đó đòi hỏi các cấp Tòa án có thẩm quyền phải xác định đúng những người được hưởng thừa kế và theo thứ tự ưu tiên nhất định, tránh trường hợp nhầm lẫn để đảm bảo quyền lợi chính đáng của đương sự.

Một trong những vấn đề được đặt lên hàng đầu khi giải quyết tranh chấp thừa kế là việc xác định diện và hàng thừa kế. Nếu xác định sai về những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật sẽ không giải quyết dứt điểm vụ án. Ngoài việc xác định đúng người thừa kế theo pháp luật, Tòa án còn phải kết hợp hài hòa giữa thực tiễn và lý luận để có sự giải quyết linh hoạt, mềm dẻo, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của những người có quyền hưởng thừa kế.

Thực tế những năm gần đây, Tòa án nhân dân các cấp đã có những cố gắng nhất định trong việc bám sát các quy định của Bộ luật Dân sự và các văn

bản pháp luật của các ngành có liên quan để giải quyết các tranh chấp thừa kế đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, còn nhiều quy định trong Bộ luật Dân sự chưa thực sự phù hợp với thực tế xã hội, do vậy, khi thi hành và áp dụng vẫn gặp vướng mắc. Những quy định đó đã gây ra nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn tới việc áp dụng thiếu thống nhất giữa các cấp Tòa án trong việc giải quyết những tranh chấp cụ thể, mặc dù các tranh chấp đó có nội dung tương tự như nhau. Những vướng mắc đó có thể khái quát ở các điểm sau:

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN, XÃ HỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TẾ ĐỂ XÁC ĐỊNH DIỆN THỪA KẾ VÀ PHÂN CHIA HÀNG THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM NĂM 2005 (Trang 78 -79 )

×