Vướng mắc trong xác định quyền hưởng thừa kế thế vị

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận, xã hội và những vấn đề thực tế để xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 (Trang 89 - 90)

Thừa kế thế vị về bản chất về bản chất không phải là thừa kế theo hàng nhưng có liên quan mật thiết với thừa kế theo hàng thừa kế. Giải quyết triệt để vấn đề thừa kế thế vị sẽ góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý để giải quyết quan hệ thừa kế theo pháp luật.

Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về thừa kế thế vị, cụ thể là: Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng đã chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống [27].

Quy định nêu trên nếu được hiểu theo câu chữ thì cháu hoặc chắt không được hưởng thừa kế thế vị nếu cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt trong trường hợp còn sống cũng không có quyền hưởng do bị tước, cho dù điều kiện cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt đã chết trước hoặc cùng thời điểm với ông bà nội, ngoại hoặc các cụ nội, ngoại. Cụ thể là Khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về hành vi vi phạm của người không được

quyền hưởng thừa kế của người để lại di sản. Trong trường hợp này các cháu, chắt sẽ không được hưởng thừa kế thế vị.

Quy định trên cho thấy quy định của pháp luật hiện hành đã không có sự kế thừa bản chất của thừa kế di sản với mục đích di sản của thế hệ trước chuyển cho thế hệ sau, trong trường hợp thế hệ trước qua đời. Mục đích của thừa kế là nhằm bảo vệ khối di sản của thế hệ trước sau khi chết được để lại cho các con, các cháu có quan hệ huyết thống xuôi. Các cháu hoặc các chắt được thừa kế thế vị nhận di sản của ông, bà nội, ngoại hoặc các cụ nội, ngoại là căn cứ vào sự kiện cha hoặc mẹ của cháu đã chết trước hoặc cùng chết vào một thời điểm với ông, bà hoặc các cụ nội, ngoại. Tuy nhiên, quy định cháu được hường phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu được hưởng nếu còn sống đã không đảm bảo sự nhất thể hóa của pháp luật về thừa kế. Hơn nữa, hành vi trái pháp luật của người là cha, là mẹ trong quan hệ thừa kế theo trình tự hàng không thể đồng nhất với quy định về thừa kế thế vị của các cháu, các chắt. Quyền thừa kế thế vị của các cháu hoặc các chắt nội, ngoại không thể bị pháp luật tước bỏ khi giữa cha, mẹ và các con hoàn toàn chịu trách nhiệm hình sự với tư cách cá nhân và hành vi của họ hoàn toàn độc lập nhau. Nói cách khác, các cháu không có lỗi và không phải chịu trách nhiệm về hành vi của cha mẹ.

Qua phân tích, đánh giá những bất cập của một số quy định về diện và hàng thừa kế theo pháp luật, yêu cầu đặt ra là cần tiếp tục hoàn thiện những quy định về diện và hàng thừa kế, đảm bảo tính thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng, làm cơ sở áp dụng giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo pháp luật hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận, xã hội và những vấn đề thực tế để xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)