0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Hàng thừa kế thứ ba

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN, XÃ HỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TẾ ĐỂ XÁC ĐỊNH DIỆN THỪA KẾ VÀ PHÂN CHIA HÀNG THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM NĂM 2005 (Trang 70 -70 )

Hàng thừa kế thứ ba bao gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Ở hàng thừa kế thứ ba: Bề trên có các cụ nội, ngoại, chú, bác, cô, dì, cậu ruột; bề dưới có các cháu ruột là con của anh, chị, em ruột và các chắt của người để lại di sản.

Trong hàng thừa kế thứ ba có mối quan hệ huyết thống trực hệ và bàng hệ và có những người không thuộc đại diện đương nhiên của nhau. Phạm vi những người hưởng di sản được mở rộng thêm với quy định những người có quan hệ huyết thống trực hệ và bàng hệ xa hơn được hưởng di sản thừa kế của nhau. Điều này thể hiện sự bảo vệ ở mức cao hơn quan hệ huyết thống trong phân chia di sản thừa kế theo pháp luật Quy định người thừa kế được hưởng di sản không phân biệt huyết thống về bên nội hay bên ngoại thể hiện sự tiến bộ của pháp luật hiện hành về thừa kế của nước ta.

Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.

Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột - những người là anh, chị, em ruột của cha, mẹ người để lại di sản, mặc dù thông thường không thuộc chung một gia đình với người để lại di sản, không có nghĩa vụ nuôi dưỡng luật định với người để lại di sản nhưng là người có quan hệ thân thích bàng hệ với người đó.

Cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột - ngược lại, là con của anh, chị, em ruột người để lại di sản. Nếu anh, chị, em ruột là những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ hai thì con của họ được xếp vào hàng thừa kế thứ ba là hợp lý. Thực tế họ không thể cùng cha, mẹ mình là những người có quan hệ gần gũi hơn với người chết đồng thời nhận di sản.

Cụ nội, cụ ngoại của người chết; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Tại hàng thừa kế thứ ba, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã bổ sung đối tượng được thừa kế là các chắt của người chết mà người chết là các cụ nội, ngoại. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng quy định như vậy là không cần thiết vì trên thực tế cụ và các chắt có khoảng cách về độ tuổi khá lớn, thường không trực tiếp nuôi dưỡng nhau. Di sản của cụ để lại đến thế hệ chắt thì sự chia nhỏ tài sản là rất lớn. Ngược lại, di sản của chắt được phân chia tới các cụ cũng là điều rất ít xảy ra bởi khó có trường hợp chắt lại chết trước cụ và bản thân các cụ nếu có thực tế nhận di sản của chắt thì ý nghĩa kinh tế của di sản là không đảm bảo. Quan điểm như vậy không thực sự hợp lý bởi không phù hợp với truyền thống Việt Nam: lá lành đùm lá rách, yêu thương nhau, không phù hợp với tình hình xã hội Việt Nam hiện đại và xa rời mục đích cơ bản của thừa kế là tài sản của thế hệ trước để lại thế hệ sau.

Qua phân tích về các hàng thừa kế, ta nhận thấy Luật Dân sự hiện hành điều chỉnh hàng thừa kế trong phạm vi từ Cụ đến Chắt (đều thuộc hàng thừa kế thứ ba của nhau) và không quy định xa hơn là xuất phát từ thực tế tuổi thọ của con người. Đồng thời, việc mở rộng hàng thừa kế nhằm tránh di sản thừa kế nằm trong tay Nhà nước, di sản phải được chia hết trong dòng tộc, mục đích nhằm củng cố và bảo hộ triệt để hơn nữa quyền lợi những người trong dòng tộc.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN, XÃ HỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TẾ ĐỂ XÁC ĐỊNH DIỆN THỪA KẾ VÀ PHÂN CHIA HÀNG THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM NĂM 2005 (Trang 70 -70 )

×