Tăng cƣờng công tác kiểm tra đánh giá quá trình dạy học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học của người hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường tiểu học (huyện Thuỷ Nguyên - TP Hải Phòng (Trang 115)

10. Cấu trúc của luận văn

3.5.1 Tăng cƣờng công tác kiểm tra đánh giá quá trình dạy học

Trong quản lý giáo dục và quản lý nhà trƣờng thì kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng, đồng thời cũng là khởi đầu cho một chƣơng trình mới với chất lƣợng cao hơn. Kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên và chính xác sẽ giúp việc nắm bắt thực trạng, kết quả công việc, mức độ đạt đƣợc để từ đó có sự điều chỉnh mục tiêu, thay đổi phƣơng pháp quản lý, phƣơng pháp tổ chức thực hiện kế hoạch. Kiểm tra, đánh giá chính xác sẽ xác định đƣợc sản phẩm đào tạo, kích thích đƣợc mọi nỗ lực vƣơn lên và hạn chế đƣợc những lệch lạc,

thiếu xót, hạn chế của cán bộ, giáo viên, của học sinh.

Đánh giá là một bộ phận hợp thành tất yếu của quản lý giáo dục “ Là một quá trình hoạt động đƣợc tiến hành có hệ thống nhằm xác định mức độ đạt đƣợc của đối tƣợng quản lý về các mục tiêu đã định nó bao gồm cả sự mô tả định tính và định lƣợng những kết quả đạt đƣợc thông qua những nhận xét, so sánh với mục tiêu đã định “. Đánh giá cũng chính là hình thức để khẳng định chất lƣợng và hiệu quả trong quá trình dạy học đôí với cả hoạt động của thầy và hoạt động của học sinh.

Khi đánh giá Ban giám hiệu phải xác định đƣợc mục đích đánh giá : có thể chỉ có một mục đích, có thể có nhiều mục đích, có thể thông qua các hoạt động kiểm tra, dự giờ thăm lớp để đánh giá, cũng có thể thông qua nắm bắt các hoạt động qua báo cáo, qua tìm hiểu, qua vấn đáp, …

Lựa chọn đƣợc các hành thức vấn đáp cũng nhƣ xây dựng đƣợc một cách cụ thể, chuẩn xác, toàn diện chuẩn và thang điểm đánh giá. Căn cứ vào quy chế, nội quy của ngành, căn cứ vào nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể, căn cứ vào quy chế của nhà trƣơng và vào hoàn cảnh cụ thể mà có thể huy động số ngƣời, bộ phận cụ thể để tham gia đánh giá, chọn thời gian tiến hành sao cho thật hiệu quả.

Bằng hình thức kiểm tra cụ thể, sát hợp, hàng năm nhà trƣờng đánh giá giáo viên qua các kỳ kiểm tra hồ sơ chuyên môn, kiểm tra giờ dạy của các đợt hội giảng, thi giáo viên giỏi cấp trƣờng, huyện và thành phố qu các giờ dạy chuyên đề hay dự giờ đột xuất của Ban giám hiệu để đánh giá hệ thống quản lý của các tổ, nhóm chuyên môn để điều chỉnh các hình thức làm việc, đặc biệt chú ý đến khâu kế hoạch, nội dung triển khai chất lƣợng công việc và báo cáo theo định kỳ.

Đánh giá học sinh là đánh giá một cách toàn diện trên cơ sở từng bƣớc đánh giá các nội udng : ý thức tổ chức kỷ luật, chất lƣợng học tập, ý thức tự

học, chuẩn bị bài, trung thực trong kiểm tra … Dĩ nhiên khi đánh giá toàn diện cần phải có nhận xét ở nhiều giáo viên, nhiều bộ phận liên quan và nhiều thời điểm chu trình.

Kiểm tra giáo dục và kiểm tra nhà trƣờng là quán triệt tƣ tƣởng nề nếp, là chất lƣợng cho toàn thể giáo viên và học sinh trong nhà trƣờng nhằm đảm bảo thực hiện một cách có hệ thống đảm bảo yêu cầu về trí dục, đức dục, hoạt động dạy học cũng nhƣ các hoạt động phong trào khác trong nhà trƣờng.

Kiểm tra phải đi đôi với thực chất, không đi theo hình thức, qua kiểm tra phải tìm cho đƣợc cái cốt lõi của vấn đề, phải khẳng định đƣợc mặt mạnh, mặt yếu của hoạt động một cách toàn diện trên cơ sở đối chiếu với kế hoạch năm học và tiến trình thực hiện kế hoạch căn cứ vào các hoạt động đã diễn ra trong thực hiện để có đƣợc những kiến nghị, những giải pháp tối ƣu.

- Đối với giáo viên : phải kiểm tra kế hoạch giảng dạy giáo án, hồ sơ, sổ sách, việc thực hiện chƣơng trình, nội dung phƣơng pháp, giờ giấc, ngày công và hiệu quả chất lƣợng

- Đối với học sinh : kiểm tra để xém xét quá trình tiếp thu kiến thức, quá trình tự học, tính chuyên cần và ý thức trong học tập cũng nhƣ các hoạt động khác. Phải coi kiểm tra là một hoạt động diễn ra thƣờng xuyên trong nhà trƣờng, không phải có sự cố mới kiểm tra. Sau mỗi lần kiểm tra từng bộ phận hoặc toàn thể đều phải có những nhận xét xác đáng và đề xuất những ý kiến đóng góp mang tinh thần xây dựng, đồng thời xử lý kịp thời những cá nhân, tập thể có những vi phạm về ý thức, về quy chế, về mức độ.

Kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng trong quá trình dạy học không làm hoặc làm không nghiêm sẽ dẫn đến hiệu quả buông lỏng quản lý, chất lƣợng giảm sút, phong trào thi đua sẽ không có tác dụng tốt trong nhà trƣờng. 3.5.2 Công tác thi đua khen thƣởng

Hệ quả tất yếu của hoạt động kiểm tra, đánh giá là hoạt động tuyên dƣơng khen thƣởng, khiển trách, kỷ luật. Các hình thức kỷ luật là thi hành đối với những vi phạm kỷ luật, quy chế, quy định của nhà trƣờng, của ngành. Hình thức khiển trách, kỷ luật chủ yếu là để răn đe, ngăn ngừa trƣớc các hành vi vi phạm nên hạn chế chỉ dùng khi bắt buộc và phải đƣợc thẩm tra, cân nhắc kỹ lƣỡng.

Làm tốt công tác thi đua khen thƣởng sẽ duy trì và đẩy mạnh đƣợc các phong trào thi đua nhất là phong trào thi đua “Hai tốt “ trong nhà trƣờng. Không khí thi đua phấn khởi sẽ tạo ra động lực kích thích hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh thu đƣợc hiệu quả cao hơn. sao việc tổ chức các phong trào thi đua tất yếu là công tác tuyên dƣơng khen thƣởng. Việc khen thƣởng kịp thời, chính xác sẽ là nguồn động viên lớn cho sự nỗ lực phấn đấu vƣơn lên của thầy và trò.

- Đội với giáo viên : cần tổ chức động viên khen thƣởng kịp thời các gƣơng điển hình trong hoạt động đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực. Khen thƣởng giáo viên giỏi các cấp, giáo viên có học sinh giỏi các cấp, giáo viên chủ nhiệm của những lớp có nhiều tiến bộ cần khen thƣởng phong trào đúc kết sáng kiến kinh nghiệm hay đƣợc áp dụng và phát huy. Có chính sách khen thƣởng, khuyến khích động viên giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ, đạt kết quả cao trong giáo dục toàn diện học sinh.

- Đối với học sinh Tiểu học : việc khen, chê kịp thời có ảnh hƣớng lớn đến việc tạo ra hứng thú học tập tích cực ngay trong mỗi giờ học, mỗi môn học hàng tuần, hàng tháng hoặc mỗi đợt thi đua. Thi đua khen thƣởng là hình thức thúc đẩy phong trào học tập, công tác của thầy và trò, song cần phải biểu dƣơng đúng ngƣời, đúng việc ( thực chất ) đồng thời chỉ ra mặt mạnh, mặt yếu của cá nhân, tập thể sau mỗi đợt thi đua là hết sức cần thiết.

Ngoài ra nhà trƣờng cũng nên sử dụng biện pháp kinh tế tâm lý để tạo động lực giảng dạy và lực học, tự bồi dƣỡng của cán bộ giáo viên : đơn thuần từ việc thanh toán tiền thừa giờ hàng tháng đến việc phân công dạy buổi thứ hai trong ngày, phụ đạo cho học sinh yếu, bồi dƣỡng học sinh giỏi nhằm tăng thu nhập chính đáng cho giáo viên. Chính điều này sẽ có tác dụng tích cực về mặt tâm lý, tạo động lực và hiệu quả trong hoạt động giảng dạy.

Các biện pháp trên đây tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau, luôn có những tác động chi phối lẫn nhau trong một hệ thống trọn vẹn. Vì vậy chỉ có thể thực hiện đồng bộ các biện pháp mới có thể nâng cao chất lƣợng dạy và học ở các trƣờng Tiểu học trong huyện Thuỷ Nguyên nói chung và trƣờng Tiểu học Thuỷ Đƣờng nói riêng.

ĐÁNH GIÁ SỰ CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI

Qua nghiên cứu cơ sở lý và thực tiễn quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy học ở trƣờng Tiểu học Thuỷ Đƣờng và một số trƣờng Tiểu học ở huyện Thuỷ Nguyên thành phố Hải Phòng, chúng tôi đã hệ thống hoá và đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động dạy học và chất lƣợng giáo dục nhƣ sau :

1. Xây dựng và quản lý đội ngũ

2. Tổ chức và chỉ đạo hoạt động dạy học

3. Tăng cƣờng xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học 4. Hình thành môi trƣờng giáo dục

5. Chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá quá trình dạy học

Với tƣ cách là tác giả của đề tài sau khi đã hệ thống hoá và đề xuất một số biện pháp quản lý nhƣ trên, chúng tôi đã tiến hành trƣng cầu ý kiến của một số trƣờng Tiểu học trong huyện Thuỷ Nguyên – Hải Phòng, nhìn chung các biện pháp nêu trên bƣớc đầu nhận đƣợc sự đồng tình ở những mức độ khác nhau, kết quả thu đƣợc nhƣ sau :

Tổng số phiếu hỏi : 54 Tổng số phiếu trả lời : 54

Việc khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đã thu đƣợc kết quả nhƣ bảng 3.1 :

Bảng 3.1 Khảo sát đánh giá sự cần thiết và tính khả thi của đề tài : Các biện pháp Tính cần thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cần Cần Không cần ít Không 1. Xây dựng và quản lý đội ngũ 1.1 1.2 70,3 74,1 29,7 25,9 0 0 98,1 96,2 1,9 3,8 0 0 2. Tổ chức và chỉ đạo hoạt động dạy học 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 64,8 59,3 59,3 46,3 64,8 48,0 46,3 40,0 35,2 40,7 40,7 53,7 35,2 52,0 53,7 60,0 0 0 0 0 0 0 0 0 98,1 100 100 98,1 98,1 94,4 94,4 92,6 1,9 0 0 1,9 1,9 5,6 5,6 7,4 0 0 0 0 0 0 0 3. Tăng cường cơ

sở vật chất, thiết bị dạy học 46,3 53,7 0 93,5 6,5 0 4. Hình thành môi trường giáo dục 4.1 4.2 4.3 4.4 4.5 41,5 47,5 54,2 61,0 55,8 58,5 52,5 45,8 39,0 44,2 0 0 0 0 0 100 98,1 100 92,6 96,2 0 1,9 0 7,4 3,8 0 0 0 0 0 5. Chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá quá trình dạy học

5.1

5.2 68,5 50,0 31,5 50,0 0 0 98,1 96,2 1,9 3,8 0 0

Xét về tổng thể các biện biện pháp quản lý đƣợc hệ thống hoá và đề xuất trong đề tài là cần thiết, phù hợp và có tính khả thi với việc quản lý dạy học nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học và giáo dục các trƣờng Tiểu học ở huyện Thuỷ Nguyên cũng nhƣ các trƣờng Tiểu học ở các vùng nông thôn có hoàn cảnh tƣơng tự.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Chất lƣợng dạy học là vấn đề quan trọng hàng đầu trong công tác giáo dục - đào tạo của nhà trƣờng, là mối quan tâm của mỗi nhà giáo dục và của toàn xã hội. Chất lƣợng giáo dục gắn liền với sự phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng sống của học sinh.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra là nghiên cứu chính sách lý luận của việc quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục ở trƣờng phổ thông nói chung, trƣờng Tiểu học nói riêng, tìm hiểu thực trạng chất lƣợng dạy học và quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng tiểu học Thuỷ Đƣờng và một số trƣờng Tiểu học khác trong huyện Thuỷ Nguyên thành phố Hải Phòng. Đề xuất những biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục ở trƣờng Tiểu học nhằm đáp ứng nhu cầu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay.

Để phát huy đƣợc nội lực của ngành và của mỗi trƣờng Tiểu học phải biết xây dựng và vận dụng những thiết chế phù hợp, đồng bộ, trên cơ sở kế thừa và phát huy những mặt tiến bộ, tích cực và các biện pháp quản lý truyền thống để cải tiến các biện pháp quản lý nhà trƣờng, nhiệm vụ quản lý hoạt động dạy học là một trong những nhiệm vụ cơ bản của công quản lý nhà trƣờng ở trƣờng Tiểu học Thuỷ Đƣờng huyện Thuỷ Nguyên chúng tôi trong nhiều năm qua đã có nhiều cố gắng, vận dụng cải tiến, tìm tòi các biện pháp quản lý dạy học một cách phù hợp với hoàn cảnh, môi trƣờng, điều kiện và đối tƣợng nên đã thu đƣợc kết quả khá tốt.

Mỗi trƣờng học, mỗi ngƣời quản lý có những kinh nghiệm riêng của mình trong công tá quản lý để đạt đƣợc những mục tiêu hiệu quả quản lý trong luận văn của mình chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản lý :

+ Xây dựng và quản lý đội ngũ

+ Tổ chức và chỉ đạo hoạt động dạy học

+ Tăng cƣờng xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học + Hình thành môi trƣờng giáo dục

+ Chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá, thi đua, khen thƣởng

Những biện pháp này trong những năm qua đã thu đƣợc những kết quả khả quan. Tuy nhiên, để thực hiện đƣợc các hoạt động quản lý đồng bộ và hiệu quả hơn nữa chúng tôi có một số khuyến nghị sau :

2. KHUYẾN NGHỊ

2.1 Đối với Bộ giáo dục - Đào tạo

Các bộ phận nghiên cứu biên soạn chƣơng trình thay sách giáo khoa cần có sự chỉ đạo thống nhất, cụ thể về chƣơng trình học buổi thứ 2 trong ngày. Cần có tài liệu giảng dạy tài liệu tham khảo, hƣớng dẫn tổ chức các hoạt động buổi học thứ 2 tránh chồng chéo, hoặc dạy quá tải.

Biên soạn các tài liệu bồi dƣỡng cho cán bộ quản lý từ cấp tổ trƣởng chuyên môn ở các trƣờng Tiểu học xây dựng hệ thống chuẩn cụ thể và sát hợp để đánh giá cán bộ quản lý, chỉ đạo kịp thời và hiệu quả công tác đổi mới phƣơng pháp dạy học.

2.2 Đối với Sở giáo dục - Đào tạo

Cần đổi mới hơn nữa trong khâu đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý, tăng cƣờng các chuyên đề bồi dƣỡng thƣờng xuyên để cán bộ, giáo viên cập nhật kiến thức, phƣơng pháp dạy học.

Cần có sự chỉ đạo kịp thời, mạnh mẽ hơn nữa việc triển khai, áp dụng các biện pháp dạy học tiên tiến.

Cần có kế hoạch cụ thể để chỉ đạo chặt chẽ việc dạy 2 buổi/ ngày.

Thƣờng xuyên tổ chức các chuyên đề ở tất cả các môn để giáo viên có khả năng dạy đủ các môn ở Tiểu học và có có sự thống nhất chung.

2.3 Với những hiểu biết qua quá trình học tập với thực tiễn

Trong quá trình quản lý trƣờng Tiểu học, qua sự học hỏi đồng nghiệp, khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi hi vọng góp một phần nhỏ bé vào việc xây dựng những biện pháp quản lý phù hợp theo hƣớng đổi mới của giáo dục và đào tạo và nhà trƣờng Tiểu học.

Do còn hạn chế về nhiều mặt luận văn không tránh khỏi những thiếu sót chúng tôi rât mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến và sự chỉ đạo chân tình của các thầy cô giáo để luận văn trở nên thiết thực, hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. VĂN KIỆN :

1. Đảng cộng sản Việt Nam (1978 ), Văn kiện Đảng Tập 1 NXB Chính trị Quốc gia , Hà Nội.

2. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2, BCH Trung ƣơng Khoá 8 , NXB Chính trị Quốc gia , Hà Nội.

3. Luật Giáo dục (1997). NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. Hồ Chí Minh (1996), Hồ Chí Minh toàn tập , NXB Chính trị Quốc gia,Hà Nội.

II. SÁCH BÁO :

5. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2000), Điều lệ trƣờng Tiểu học NXB Giáo dục

6. Đặng Quốc Bảo (5/1997), Khái niệm về “ Quản lý giáo dục “ và “ Chức năng quản lý giáo dục “,Tạp chí PTGD,Hà Nội.

7. Đặng Xuân Hải (2003),Huy động cộng đồng xây dựng và phát triển giáo dục, Hà Nội .

8. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Lý luận quản lý và quản lý Nhà trƣờng, Đại học Quốc gia Hà Nội .

9. Nguyễn Quốc Chí (2003), Lý luận đại cƣơng về quản lý giáo dục, Hà Nội

10. Những cơ sở lý luận quản lý giáo dục – Hà Nội 2003.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học của người hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường tiểu học (huyện Thuỷ Nguyên - TP Hải Phòng (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)