Quan niệm về chất lƣợng dạy học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học của người hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường tiểu học (huyện Thuỷ Nguyên - TP Hải Phòng (Trang 35)

10. Cấu trúc của luận văn

1.5.Quan niệm về chất lƣợng dạy học

Chất lƣợng là vấn đề quan trọng nhất của tất cả các trƣờng học. Có nhiều định nghĩa, quan điểm trái ngƣợc nhau về chất lƣợng, quan điểm chất lƣợng đƣợc đánh giá bằng “ đầu vào “ cho rằng chất lƣợng của một trƣờng phụ thuộc vào chất lƣợng hay số lƣợng đầu vào hay yếu tố nguồn lực chính bằng chất lƣợng. Quan điểm này bỏ qua sự tác động, vai trò của quá trình đào tạo.

Quan điểm : chất lƣợng đƣợc đánh giá bằng “đầu ra“cho rằng “đầu ra “ ( sản phẩm của trƣờng ) quan trọng hơn “ đầu vào “ với quan điểm này rất khó đánh giá “ đầu ra “của các trƣờng vì mỗi trƣờng một điều kiện khác nhau, rất khó xây dựng tiêu chí đánh giá chung cho “ đầu ra “ của sản phẩm. Và đây cũng là hạn chế của quan điểm : chất lƣợng đƣợc đánh giá bằng sự

khác biệt trong sự phát triển về trí tuệ và cá nhân của học sinh. Bởi vì khó có một thƣớc đo chuẩn để đánh giá ( so sánh ) chất lƣợng “ đầu vào “, “ đầu ra “

Ngoài ra còn có quan điểm cho rằng chất lƣợng đƣợc đánh giá bằng “ giá trị học thuật “ bằng “ văn hoá tổ chức riêng “ đƣợc đánh giá bằng “ kiểm toán “.

Mỗi quan điểm có một ƣu thế riêng song cũng có những hạn chế nhất định. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam : “ Chất lƣợng là cái tạo ra phẩm chất giá trị của mỗi ngƣời, một vật. Đó là tổng thể những thuộc tính cơ bản nhất định sự tồn tại của đối tƣợng và phân biệt nó với những sự vật khác “

Khái niệm chất lƣợng dùng để chỉ những giá trị vật chất, giá trị sử dụng của một vật phẩm, một sản phẩm trong hệ quy chiếu với một chuẩn giá trị nào đó có tính quy ƣớc, có tính chất xã hội. Chất lƣợng đƣợc đo bằng sự thoả mãn nhu cầu mà nhu cầu thì luôn biến động theo thời gian, không gian và điều kiện sử dụng.

Chất lƣợng là phạm trù “ động “, đời sống xã hội đƣợc nâng cao thì các sản phẩm xã hội cũng đƣợc đánh giá khác đi, nghĩa là yêu cầu chất lƣợng của một sản phẩm cũng phải thay đổi. Chỉ số chất lƣợng của các sản phẩm, các công trình xã hội cũng phải nâng cao.

Có thể nói : “ Chất lƣợng là sự phù hợp với mục đích “, hay “ Chất lƣợng với tƣ cách là hiệu quả của việc đạt mục đích của cơ sở đào tạo “ [12 – Tr 18 ]

Chất lƣợng Giáo dục - Đào tạo là sự thoả mãn tối đa các mục tiêu đã đặt ra với sản phẩm của Giáo dục - Đào tạo, là sự hoàn thiện trình độ, kiến thức, kỹ năng, thái độ theo mức độ xác định và khả năng đáp ứng đƣợc nhu cầu xã hội hoá cá nhân. Đồng thời thoả mãn yêu cầu đa dạng của KT – XH luôn phát triển. Nhƣ vậy, chất lƣợng gắn với hiệu quả trong và hiệu quả ngoài của sản phẩm GD - ĐT, chất lƣợng càng cao nghĩa là gia tăng về hiệu quả.

Chất lƣợng giáo dục có thể đặc trƣng riêng cho từng đối tƣợng, quốc gia, địa phƣơng, cộng đồng, nhà trƣờng , tùy theo đối tƣợng mà cách nhìn chất lƣợng, hiệu quả khác nhau.

Chất lƣợng giỏo dục là một tiờu thức phản ỏnh cỏc mức độ của kết quả hoạt động giỏo dục cú tớnh liờn tục từ lỳc khởi đầu quỏ trỡnh giỏo dục đến khi kết thỳc quỏ trỡnh đú.

Với đặc trƣng riêng của mình, sản phẩm của quá trình dạy học là con ngƣời - thứ sản phẩm không đƣợc phép thứ phẩm, phế phẩm. Giáo dục là một ngành đòi hỏi chất lƣợng cao nhất cả phía ngƣời giáo dục và ngƣời đƣợc giáo dục. Chất lƣợng giáo dục dạy học đƣợc đánh giá qua những biểu hiện tài năng, đạo đức, lối sống, lý tƣởng của con ngƣời khi hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục hoàn thành. Chất lƣợng giáo dục là chất lƣợng của việc dạy học, sự phát huy tối đa năng lực của thầy giáo và năng lực học của học sinh để sau khi kết thúc quá trình giáo dục thu đƣợc sản phẩm là những học sinh có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội, của thực tế cuộc sống. Chất lƣợng dạy học, giáo dục phổ thông đƣợc tiến hành bằng nhiều hình thức, nhƣng hình thức cơ bản nhất là hình thức dạy học. Kết quả trực tiếp của quá trình dạy học là học vấn bao gồm cả phƣơng pháp nhận thức và năng lực chuyên biệt của ngƣời dạy.

Những yếu tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng dạy học ở trƣờng Tiểu học : - Muốn có chất lƣợng đảm bảo phải xác định rõ mục tiêu, lựa chọn nội dung thích hợp và triển khai các phƣơng pháp dạy học phù hợp.

- Yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng dạy học chính là yếu tố con ngƣời : đội ngũ giáo viên và học sinh.

Trong quá trình dạy học đây là yếu tố có tính chất quyết định tới chất lƣợng. Đội ngũ thầy tốt, có tâm huyết, có trí tuệ, có lòng yêu nghề và học trò biết ham học thì chắc chắn chất lƣợng sẽ tốt.

- Yếu tố môi trƣờng và điều kiện cũng ảnh hƣởng lớn tới chất lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng.

Quản lý chất lƣợng giỏo dục là một trong những hoạt động của quản lý giỏo dục, cú nhiệm vụ bảo đảm kết quả của cỏc hoạt động giỏo dục, đạt đƣợc mục tiờu giỏo dục.

Để có chất lƣợng dạy học trong trƣờng học phải chú ý tới cụng tỏc quản lý chất lƣợng. Bởi vì yếu tố quản lý tạo nên động lực cho 3 yếu tố trên ( mục tiêu, con ngƣời, điều kiện ) tạo đà cho chất lƣợng đƣợc nâng cao. Trong quá trình quản lý trƣờng Tiểu học vai trò của ngƣời Hiệu trƣởng rất quan trọng.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học của người hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường tiểu học (huyện Thuỷ Nguyên - TP Hải Phòng (Trang 35)