Quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học của người hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường tiểu học (huyện Thuỷ Nguyên - TP Hải Phòng (Trang 27)

10. Cấu trúc của luận văn

1.4.2.1 Quản lý giáo dục

Giáo dục là một chức năng của xã hội loài ngƣời đƣợc thực hiện một cách tự giác, vƣợt qua cái ngƣỡng “ tập tính “ của các giống loài động vật bậc thấp khác. Cũng nhƣ mọi hoạt động khác của xã hội loài ngƣời, giáo dục cũng đƣợc quản lý trên bình diện thực tiễn ngay từ khi hoạt động giáo dục có tổ chức mới hình thành. Bản thân sự giáo dục đƣợc tổ chức và có mục đích đã là một thực tiễn quản lý giáo dục sống động.

Quản lý giáo dục có thể đƣợc biểu hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, tuỳ ta xác định đối tƣợng quản lý. Theo DV Khu-dô-min-xky thì quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý nghĩa và có mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống giáo dục ( Từ Bộ giáo dục đến nhà trƣờng ) nhằm mục đích bảo đảm việc giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài hoà của họ. Quản lý một cơ sở giáo dục có sự khác biệt so với quản lý những tổ chức khác.

rất khó xác định rõ ràng so với việc xác định mục đích của các cơ sở sản xuất kinh doanh vì các cơ sở giáo dục có sứ mệnh cao cả là phát triển năng lực của mỗi cá nhân, hình thành cho con ngƣời những giá trị và niềm tin, chăm sóc giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên theo các giai đoạn kế tiếp nhau, chuẩn bị cho học sinh có thể bƣớc vào giai đoạn học tập tiếp theo và nhƣ vậy thật khó xác định mục tiêu cụ thể, tƣờng minh. Trong giáo dục rất khó đo lƣờng, đánh giá việc đạt đƣợc các mục đích. Điều này các cơ sở sản xuất kinh doanh rất dễ xác định thông qua các chỉ tiêu tài chính, doanh số bán hàng, lợi nhuận. Trong các trƣờng học có nhiều nhân tố cản trở việc đánh giá trực tiếp thành tựu hay mức độ đạt mục tiêu bởi vì đây là đánh giá dài hạn ( ít nhất là 5 năm ) làm thế nào chúng ta đo lƣờng đƣợc sự thích hợp hay đã đủ đầy của việc xã hội hoá nhân cách trẻ em sau khi chúng đã trải qua cả một chu kỳ giáo dục và đào tạo.

Sự hiện diện của trẻ em nhƣ là tâm điểm của các cơ sở giáo dục và đào tạo cũng góp phần vào sự không rõ ràng nói trên. Quá trình học tập của các em đƣợc xây dựng trên mối quan hệ nhân cách với tất cả các đặc điểm phong cách cá nhân trong suy nghĩ, ứng xử và không tiên đoán trƣớc đƣợc. Nhân tố con ngƣời trong quá trình giáo dục - đào tạo làm tăng thêm khó khăn trong việc đo lƣờng, đánh giá.

Mối quan hệ “ khách hàng “ giữa giáo viên với học sinh có nhiều điểm khác biệt. Học sinh rất ít cơ hội “ lựa chọn “ ngƣời giáo viên của mình, các em phải chấp nhận những giáo viên đã dành sẵn cho các em và bị buộc phải trải qua thời gian quy định của trƣờng phổ thông.

Cấu trúc tổ chức của các cơ sở giáo dục thƣờng bị “chia cắt, phân đoạn“ vì những nhân tố bên trong cũng nhƣ tác động bên ngoài. Quá trình ra quyết định của các trƣờng chịu ảnh hƣởng của quá nhiều các cơ quan, đoàn thể ở bên ngoài từ Trung ƣơng tới cơ sở hoặc cộng đồng. Sự phân đoạn nhƣ vậy làm khó cho việc phân bố trách nhiệm ra quyết định quản lý trong mỗi

nhà trƣờng.

1.4.2.2. Quản lý trường học

Trƣờng học nằm trong hệ thống giáo dục và hệ thống xã hội, đặc điểm của thể chế là có sự kết hợp chặt chẽ hữu cơ giữa đặc điểm nhà nƣớc và đặc điểm xã hội. Vì thế trƣờng học luôn có mối quan hệ và tác động qua lại với môi trƣờng xã hội. “ Trƣờng học là một thiết chế xã hội trong đó diễn ra quá trình đào tạo giáo dục với sự hoạt động tƣơng tác của hai nhân tố thầy - trò“, “ Trƣờng học là một bộ phận của cộng đồng và trong guồng máy của hệ thống giáo dục quốc dân, nó là đơn vị cơ sở ( 6 – 20 )

Căn cứ nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trƣờng đƣợc quy định trong Điều 53 chƣơng III của Luật giáo dục nƣớc CHXHCN Việt Nam năm 1998 thì quản lý trƣờng học trƣớc hết và chủ yếu là quản lý dạy và học, quản lý các hoạt động bên trong của nhà trƣờng, đồng thời bao gồm quản lý các quan hệ giữa nhà trƣờng và xã hội bên ngoài.

Theo Giáo sƣ - Viện sĩ Phạm Minh Hạc : “ Quản lý nhà trƣờng là thực hiện đƣờng lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đƣa nhà trƣờng vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh “ [ 24 – Tr 52 ]

Quản lý trƣờng Tiểu học về bản chất là quản lý con ngƣời. Trong nhà trƣờng hệ bị quản lý là tập thể giáo viên, học sinh, hệ quản lý là lãnh đạo nhà trƣờng.

Có thể nói rằng : quản lý nhà trƣờng chủ yếu là tác động đến tập thể giáo viên để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình giáo dục học sinh theo mục tiêu đào tạo.

- Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để học tiếp trung học hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Học xong tiểu học, học sinh phải đạt đƣợc yêu cầu chủ yếu sau đây : - Có lòng nhân ái mang bản sắc con ngƣời Việt Nam. Yêu quê hƣơng đất nƣớc, hoà bình, công bằng và bác ái, kính trên nhƣờng dƣới, đoàn kết và sẵn sàng hợp tác với mọi ngƣời.

- Có ý thức và bổn phận của mình đối với ngƣời thân, đối với ngƣời thân đối với bạn bè, đối với cộng đồng và môi trƣờng sống. Tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật và các quy định của nhà trƣờng, khu dân cƣ, nơi công cộng, sống hồn nhiên mạnh dạn tự tin trung thực.

- Có kiến thức cơ bản về tự nhiên xã hội, con ngƣời và thẩm mỹ, có kỹ năng cơ bản về đọc, nghe, nói, viết và tính toán ; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh và bảo vệ sức khoẻ.

- Biết cách học tập, biết tự phục vụ, biết sử dụng một số đồ dùng trong gia đình và công cụ lao động thông thƣờng, biết vận dụng và làm một số việc nhƣ chăn nuôi, giúp việ gia đình.

1.4.3. Các chức năng quản lý giáo dục

Theo quan điểm hệ thống trong quản lý thì hệ thống giáo dục là một hệ thống mở, nó bao hàm nhiều thành tố và có sự tác động qua lại với nhau tạo nên sự thay đổi của đối tƣợng, bản chất của quản lý là sự phối hợp những nỗ lực của nhiều ngƣời qua việc thực hiện các chức năng quản lý, các chức năng quản lý đƣợc thực hiện một cách có hệ thống khoa học sẽ trở thành chu trình quản lý.

Chức năng quản lý giáo dục là một phạm trù quan trọng trong các phạm trù cơ bản của khoa học quản lý, là những hoạt động bộ phận tạo thành hoạt động quản lý đã đƣợc cụ thể và chuyên môn hoá. Các chức năng quản lý chính là những hình thái biểu hiện sự tác động có chủ đích đến những tập thể ngƣời trong các hoạt động. Chức năng quản lý là một loại hình lao động chuyên biệt của chủ thể quản lý nhằm tác động lên khách thể quản lý để đạt đƣợc mục tiêu quản lý nhất định. Cũng giống nhƣ bất kỳ quá trình quản lý nào, quản lý giáo dục cũng gồm 4 chức năng cơ bản : kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.

- Chức năng kế hoạch là quá trình xác định hệ thống các mục tiêu và quyết định các biện pháp tốt nhất để đạt đƣợc mục tiêu đó. Chức năng kế hoạch là chức năng cơ bản của quản lý là việc cụ thể hoá những mục tiêu chung thành hoạt động thực tiễn, định ra các chỉ tiêu phấn đấu, đề ra phƣơng pháp, biện pháp, điều kiện để thực hiện, vạch ra tiến trình, thời gian, địa điểm hoàn thành công việc.

Trong công tác quản lý trƣờng Tiểu học để thực hiện chức năng này, ngƣời Hiệu trƣởng cần thu thập thông tin, xác định mục tiêu định ra phƣơng án thực hiện. Ngƣời Hiệu trƣởng căn cứ vào tình hình chung của nhà trƣờng, nhiệm vụ đƣợc giao và các Chỉ thị, Hƣớng dẫn của Bộ – Sở – Phòng để lập kế hoạch.

- Chức năng tổ chức là quá trình tiếp nhận và sắp xếp các nguồn lực để hiện thực hoá các mục tiêu. Trong quản lý trƣờng Tiểu học chức năng tổ chức là việc phân công bố trí giáo viên chủ nhiệm, lựa chọn tổ trƣởng chuyên môn, phân công giảng dạy sao cho chính xác, phù hợp yêu cầu, nguyện vọng, năng lực, sở trƣờng của mỗi cá nhân, mỗi nhóm để phát huy khả năng của họ hoàn thành tốt mục tiêu đã định. Vai trò của thông tin liên lạc cần đƣợc đảm bảo để điều hoà phối hợp các hành động hơn nữa khi phân công cán bộ giáo viên phải tính đến hoàn cảnh, điều kiện từng ngƣời, khuyến khích, động viên, tạo ra động lực thúc đẩy họ phát huy sáng kiến hợp tác … tức là phải tổ chức một cách khoa học lao động của ngƣời quản lý.

- Chức năng chỉ đạo là quá trình tác động đến hành vi và thái độ ngƣời khác nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đề ra. Trong quá trình chỉ đạo, sự tác động đến cá nhân trong nhóm ngƣời làm cho họ tích cực hăng hái làm việc theo sự phân công và kế hoạch đã định. Chức năng chỉ đạo còn bao hàm cả chỉ dẫn, động viên, thúc đẩy, giám sát ngƣời dƣới quyền thi hành nhiệm vụ đƣợc giao. Để làm tốt công tác chỉ đạo, ngƣời quản lý cần chỉ vẽ, hƣớng dẫn, uốn nắn khéo léo, phát huy đƣợc khả năng tự quản của các tổ chức trong nhà trƣờng. Trong chỉ đạo giám sát phải có thái độ nhã nhặn, lấy động viên, khuyến khích là chính không gây không khí sợ hãi, che dấu ngƣời dƣới quyền, đòi hỏi phải có nghệ thuật quản lý.

- Kiểm tra là quá trình nỗ lực của Hiệu trƣởng để thực hiện các nhiệm vụ đánh giá thực trạng, phát hiện những sai sót lệch lạc và đƣa ra các quyết định nhằm đạt tới các mục tiêu đã đề ra.

Ngƣời Hiệu trƣởng quan tâm đến mọi việc, mọi nơi trong trƣờng học nghĩa là phải kiểm tra, kiểm soát đƣợc tất cả nhƣng trọng tâm vẫn là kiểm tra dạy và học. Không kiểm tra thì không có cơ sở quyết định một cách đúng đắn.

Bốn chức năng: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra tạo thành một hệ thống quản lý. Trong hệ thống đó yếu tố thông tin luôn có mặt ở tất cả các giai đoạn, với vai trò, điều kiện phƣơng tiện không thể thiếu đƣợc đối với việc thực hiện các chức năng quản lý và ra quyết định quản lý.

Sơ đồ 1.3 : các chức năng quản lý giáo dục

1.4.4 Bản chất của quá trình quản lý trƣờng học

Dạy học và giáo dục trong sự thống nhất chính là hoạt động trọng tâm của mọi nhà trƣờng; mọi hoạt động khác của nhà trƣờng đều hƣớng vào đó. Quản lý nhà trƣờng thực chất là quản lý quá trình lao động sƣ phạm của ngƣời thầy và hoạt động học tập, tự giáo dục của học sinh diễn ra trong quá trình dạy học. Quản lý trƣờng học chính là quản lý quá trình dạy học. Bản chất của quá trình dạy học quyết định tính đặc thù của hoạt động quản lý trƣờng học.

Các nhà nghiên cứu đã khẳng định : bản chất của quá trình dạy học là sự thống nhất biện chứng của dạy và học. Nó đƣợc thể hiện trong và bằng sự tƣơng tác có tính chất cộng đồng và hợp tác giữa dạy và học, tuân thủ theo lôgic khách quan của nội dung dạy học, trong đó dạy là quá trình điều khiển và truyền đạt, học là quá trình tự điều khiển và lĩnh hội.

Muốn dạy tốt, học tốt ngƣời giáo viên phải xuất phát từ lôgíc của khái niệm khoa học, thiết kế bài giảng, tổ chức tối ƣu hoạt động của thầy và trò,

Kế hoạch

Tổ chức Kiểm tra Thông tin Quản lý

thực hiện tốt các chức năng kép của dạy và học. Đồng thời đảm bảo mối liên hệ nghịch thƣờng xuyên bền vững.

Theo quan điểm hệ thống thì quản lý quá trình đào tạo là quá trình tác động tới các thành tố của quá trình đào tạo để đạt đƣợc mục tiêu với kết quả cao nhất, cụ thể :

- Quản lý trƣờng học là quản lý hoạt động của tập thể giáo viên, nhân viên và học sinh trong quá trình dạy học nhằm mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con ngƣời lao động mới cho học sinh nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội, của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

- Quản lý trƣờng học là quản lý dạy học theo chƣơng trình thống nhất của Bộ Giáo dục - Đào tạo, chƣơng trình và sách giáo khoa là Pháp lệnh của Nhà nƣớc. Các nhà trƣờng dƣới sự điều hành của Hiệu trƣởng phải thực hiện một cách nghiêm túc, không đƣợc tự ý cắt xén, sửa đổi chƣơng trình hoặc nội dung sách giáo khoa giảng dạy trong trƣờng.

- Một trong những nội dung cơ bản của quản lý trƣờng học là quản lý nội dung dạy học và nội dung giáo dục cũng nhƣ quản lý chƣơng trình, quản lý nội dung dạy học là quá trình tổ chức, điều khiển để cán bộ giáo viên và học sinh dạy và học những nội dung mà Nhà nƣớc cho phép, không đƣợc làm hại đến nhận thức của thế hệ trẻ.

- Quản lý trƣờng học thực chất là quản lý quá trình dạy học là tổ chức điều khiển giáo viên, học sinh thực hiện những phƣơng pháp dạy học tiên tiến mang lại hiệu quả cao.

Cuộc sống thay đổi hàng ngày, không chỉ có nội dung dạy học phải phù hợp mà phƣơng pháp dạy học cũng phải thƣờng xuyên đƣợc cải tiến để có khả năng chuyển tải đƣợc lƣợng tri thức mới, đáp ứng đƣợc yêu cầu đào tạo. Quản lý trƣờng học phải căn cứ vào những yêu cầu của hoạt động dạy và hoạt động học để đề ra những biện pháp tối ƣu.

- Quản lý trƣờng học trong thực tiễn là quản lý hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, là những tác động mang tính dân chủ thuyết phục, giúp đỡ, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh phát huy cao nhất năng lực của mình trong quá trình diễn ra hoạt động dạy và học. Mặt khác, còn có những hoạt động kiểm tra, đánh giá, phát hiện những thiếu sót của giáo viên và học sinh để uốn nắn, sửa chữa.

- Quản lý trƣờng học còn phải chú ý đến công tác xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh đủ mạnh để đảm đƣơng đƣợc mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trƣờng,…

Ngoài ra, quản lý trƣờng học còn phải quan tâm quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, môi trƣờng, cảnh quan sƣ phạm, tài chính và các hoạt động của các tổ chức quần chúng trong nhà trƣờng, cũng nhƣ sự phối hợp sức mạnh tiềm năng của công tác xã hội hoá sự nghiệp giáo dục nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu và nhiệm vụ đã đƣợc giáo dục.

1.5. Quan niệm về chất lƣợng dạy học

Chất lƣợng là vấn đề quan trọng nhất của tất cả các trƣờng học. Có nhiều định nghĩa, quan điểm trái ngƣợc nhau về chất lƣợng, quan điểm chất lƣợng đƣợc đánh giá bằng “ đầu vào “ cho rằng chất lƣợng của một trƣờng phụ thuộc vào chất lƣợng hay số lƣợng đầu vào hay yếu tố nguồn lực chính

Một phần của tài liệu Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học của người hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường tiểu học (huyện Thuỷ Nguyên - TP Hải Phòng (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)