Các chức năng quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học của người hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường tiểu học (huyện Thuỷ Nguyên - TP Hải Phòng (Trang 31)

10. Cấu trúc của luận văn

1.4.3.Các chức năng quản lý giáo dục

Theo quan điểm hệ thống trong quản lý thì hệ thống giáo dục là một hệ thống mở, nó bao hàm nhiều thành tố và có sự tác động qua lại với nhau tạo nên sự thay đổi của đối tƣợng, bản chất của quản lý là sự phối hợp những nỗ lực của nhiều ngƣời qua việc thực hiện các chức năng quản lý, các chức năng quản lý đƣợc thực hiện một cách có hệ thống khoa học sẽ trở thành chu trình quản lý.

Chức năng quản lý giáo dục là một phạm trù quan trọng trong các phạm trù cơ bản của khoa học quản lý, là những hoạt động bộ phận tạo thành hoạt động quản lý đã đƣợc cụ thể và chuyên môn hoá. Các chức năng quản lý chính là những hình thái biểu hiện sự tác động có chủ đích đến những tập thể ngƣời trong các hoạt động. Chức năng quản lý là một loại hình lao động chuyên biệt của chủ thể quản lý nhằm tác động lên khách thể quản lý để đạt đƣợc mục tiêu quản lý nhất định. Cũng giống nhƣ bất kỳ quá trình quản lý nào, quản lý giáo dục cũng gồm 4 chức năng cơ bản : kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.

- Chức năng kế hoạch là quá trình xác định hệ thống các mục tiêu và quyết định các biện pháp tốt nhất để đạt đƣợc mục tiêu đó. Chức năng kế hoạch là chức năng cơ bản của quản lý là việc cụ thể hoá những mục tiêu chung thành hoạt động thực tiễn, định ra các chỉ tiêu phấn đấu, đề ra phƣơng pháp, biện pháp, điều kiện để thực hiện, vạch ra tiến trình, thời gian, địa điểm hoàn thành công việc.

Trong công tác quản lý trƣờng Tiểu học để thực hiện chức năng này, ngƣời Hiệu trƣởng cần thu thập thông tin, xác định mục tiêu định ra phƣơng án thực hiện. Ngƣời Hiệu trƣởng căn cứ vào tình hình chung của nhà trƣờng, nhiệm vụ đƣợc giao và các Chỉ thị, Hƣớng dẫn của Bộ – Sở – Phòng để lập kế hoạch.

- Chức năng tổ chức là quá trình tiếp nhận và sắp xếp các nguồn lực để hiện thực hoá các mục tiêu. Trong quản lý trƣờng Tiểu học chức năng tổ chức là việc phân công bố trí giáo viên chủ nhiệm, lựa chọn tổ trƣởng chuyên môn, phân công giảng dạy sao cho chính xác, phù hợp yêu cầu, nguyện vọng, năng lực, sở trƣờng của mỗi cá nhân, mỗi nhóm để phát huy khả năng của họ hoàn thành tốt mục tiêu đã định. Vai trò của thông tin liên lạc cần đƣợc đảm bảo để điều hoà phối hợp các hành động hơn nữa khi phân công cán bộ giáo viên phải tính đến hoàn cảnh, điều kiện từng ngƣời, khuyến khích, động viên, tạo ra động lực thúc đẩy họ phát huy sáng kiến hợp tác … tức là phải tổ chức một cách khoa học lao động của ngƣời quản lý.

- Chức năng chỉ đạo là quá trình tác động đến hành vi và thái độ ngƣời khác nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đề ra. Trong quá trình chỉ đạo, sự tác động đến cá nhân trong nhóm ngƣời làm cho họ tích cực hăng hái làm việc theo sự phân công và kế hoạch đã định. Chức năng chỉ đạo còn bao hàm cả chỉ dẫn, động viên, thúc đẩy, giám sát ngƣời dƣới quyền thi hành nhiệm vụ đƣợc giao. Để làm tốt công tác chỉ đạo, ngƣời quản lý cần chỉ vẽ, hƣớng dẫn, uốn nắn khéo léo, phát huy đƣợc khả năng tự quản của các tổ chức trong nhà trƣờng. Trong chỉ đạo giám sát phải có thái độ nhã nhặn, lấy động viên, khuyến khích là chính không gây không khí sợ hãi, che dấu ngƣời dƣới quyền, đòi hỏi phải có nghệ thuật quản lý.

- Kiểm tra là quá trình nỗ lực của Hiệu trƣởng để thực hiện các nhiệm vụ đánh giá thực trạng, phát hiện những sai sót lệch lạc và đƣa ra các quyết định nhằm đạt tới các mục tiêu đã đề ra.

Ngƣời Hiệu trƣởng quan tâm đến mọi việc, mọi nơi trong trƣờng học nghĩa là phải kiểm tra, kiểm soát đƣợc tất cả nhƣng trọng tâm vẫn là kiểm tra dạy và học. Không kiểm tra thì không có cơ sở quyết định một cách đúng đắn.

Bốn chức năng: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra tạo thành một hệ thống quản lý. Trong hệ thống đó yếu tố thông tin luôn có mặt ở tất cả các giai đoạn, với vai trò, điều kiện phƣơng tiện không thể thiếu đƣợc đối với việc thực hiện các chức năng quản lý và ra quyết định quản lý.

Sơ đồ 1.3 : các chức năng quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học của người hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường tiểu học (huyện Thuỷ Nguyên - TP Hải Phòng (Trang 31)