Quy định về dán nhãn thực phẩm

Một phần của tài liệu Hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (Trang 61)

Tại Nhật Bản, việc đóng gói và dán nhãn hàng hóa đúng quy định có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp việc thông quan được tiến hành suôn sẻ. Nhật Bản cấm sử dụng rơm rạ để đóng gói sản phẩm. Tất cả sản phẩm thực phẩm phải dán nhãn xuất xứ, ghi rõ tên nước xuất xứ, nếu chỉ ghi tên khu vực thay cho tên nước xuất xứ sẽ không được chấp nhận.

Nhãn hàng hóa thủy sản và thực phẩm chế biến phải được in bằng tiếng Nhật và tuân thủ các luật và quy định sau đây:

1. Luật đo lường của Nhật Bản quy định: Trên nhãn các sản phẩm nhập khẩu và trên các chứng từ có liên quan tới lô hàng nhập khẩu đều phải ghi rõ khối lượng (tổng khối lượng và khối lượng tịnh của mỗi kiện hàng) và ghi kích thước theo hệ thống mét.

2. Từ tháng 4/2002, Luật Vệ sinh thực phẩm đã quy định: Tất cả các thực phẩm mà trong thành phần của nó có một số loài hải sản gây dị ứng (như: mực nang, bào ngư, tôm, cua, cá thu, cá ngừ) đều phải dán nhãn biểu thị.

3. Luật bảo vệ sức khỏe

4. Luật khuyến khích sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên

5. Luật chống lại việc đánh giá cao sai sự thật và mô tả gây hiểu lầm

6. Luật bảo vệ sở hữu trí tuệ (ví dụ: Luật cạnh tranh không lành mạnh, luật về bằng sáng chế).

7. Luật Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản (JAS) quy định các tiêu chuẩn về chất lượng, các quy tắc ghi nhãn chất lượng và đóng dấu chất lượng đối với sản phẩm nông nghiệp. Luật đã được sửa đổi, bổ sung vào tháng 5 năm 1970. Các quy định áp dụng đối với các sản phẩm được phát hành định kỳ. Do chủng loại sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài ngày càng nhiều nên phạm vi bao quát của Luật JAS ngày càng mở rộng. Luật này quy định các tiêu chuẩn về chất lượng và đóng dấu chất lượng tiêu chuẩn JAS. Danh sách các sản phẩm được điều chỉnh bởi Luật JAS bao gồm: đồ uống, thực phẩm chế biến, dầu ăn và mỡ, nông, lâm, thủy sản chế biến. Các tiêu chuẩn JAS bao quát cả các sản phẩm được

56

sản xuất trong nước và các sản phẩm nhập khẩu. Chính vì vậy, các hàng hóa hay sản phẩm thủy sản của Việt Nam hay Thái Lan khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản cũng chịu sự điều chỉnh của luật này cũng như là các sản phẩm ấy phải được đóng dấu tiêu chuẩn JAS. Ngày nay, hệ thống JAS đã trở thành cơ sở cho người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm chế biến. Người Nhật Bản rất tin tưởng chất lượng của các sản phẩm được đóng dấu JAS. Tuy nhiên, vẫn có nhiều sản phẩm không được đóng dấu JAS, với các sản phẩm này, trên nhãn sản phẩm cần ghi rõ ràng, cụ thể các thông tin như sau:

- Tên sản phẩm: Tên của sản phẩm phải được in trên nhãn phù hợp với Luật tiêu chuẩn hóa và nhãn mác nông lâm sản và Luật an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Tên nước xuất xứ: Các tiêu chuẩn dán nhãn chất lượng đối với thực phẩm chế biến, được quy định bởi Luật tiêu chuẩn hóa và dán nhãn các sản phẩm nông lâm sản, yêu cầu có thông tin về nước xuất xứ (có thể phải cung cấp tên của vùng biển) trên nhãn thực phẩm nhập khẩu.

- Nguyên liệu cấu thành sản phẩm: các nguyên liệu của sản phẩm phải được liệt kê theo thứ tự giảm dần từ thành phần có hàm lượng cao nhất đến thấp nhất trên nhãn mác phù hợp với Luật tiêu chuẩn hóa và nhãn mác nông lâm sản và Luật an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Khối lượng tịnh

- Danh mục các chất phụ gia sử dụng trong sản phẩm: Tên của các chất phụ gia được sử dụng phải được liệt kê theo thứ tự giảm dần từ chất có hàm lượng cao nhất đến thấp nhất trên nhãn mác phù hợp với Luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Tên và cách sử dụng tám chất phụ gia sau cần được ghi rõ trên nhãn: bột ngọt, chất chống ôxy hóa, phẩm nhuộm nhân tạo, chất tạo màu, chất bảo quản, chấm làm trắng, chất làm dày/ổn định/chất làm đông/ các chất cô đặc, các chất trị nấm và chất chống mối mọt. Để có thêm thông tin chi tiết về cách thức sử dụng và tiêu chuẩn đối với các chất phụ gia, Thông báo số 370 của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội của Nhật Bản về : “Tiêu chuẩn đối với thực phẩm và phụ gia thực phẩm” quy định hàm lượng tối đa cho phép đối với chất phụ gia được phép sử dụng đối với

57

từng loại thực phẩm. Các quy định và tiêu chuẩn phù hợp với Luật an toàn vệ sinh thực phẩm (Thông báo MHLW số 370) cũng yêu cầu hàm nược nitrat natri, đặt biệt trong trứng cá hồi và trứng cá hồi ướp muối phải dưới 0,005 g/kg.

- Thời hạn sử dụng: Hạn sử dụng của sản phẩm theo từng cách thức bảo quản sản phẩm cần được ghi rõ trên nhãn phù hợp với Luật tiêu chuẩn hóa và dán nhãn các sản phẩm nông lâm sản và Luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhãn hạn sử dụng cần có chưa các thông tin: ngày hết hạn sử dụng và hạn sử dụng tốt nhất. Ngày hết hạn sử dụng được áp dụng đối với các loại thực phẩm mà chất lượng sản phẩm sẽ giảm nhanh chóng trong vòng năm ngày kể từ ngày hết hạn. Hạn sử dụng tốt nhất được áp dụng đối với các loại thực phẩm mà chất lượng sản phẩm không thay đổi trong vòng năm ngày tương ứng.

- Phương pháp chế biến

- Phương pháp bảo quản: Cách thức bảo quản sản phẩm đảm bảo giữ nguyên hương vị của thực phẩm cho đến hạn “sử dụng tốt nhất” phải được chỉ rõ trên nhãn phù hợp với Luật tiêu chuẩn hóa và dán nhãn các sản phẩm nông lâm sản và Luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Các sản phẩm thực phẩm cần dán nhãn ngày hết hạn sử dụng cần ghi rõ “bảo quản dưới 100C” trong khi các sản phẩm cần dán nhãn hạn sử dụng tốt nhất cần ghi rõ “Tránh ánh nắng mặt trời, giữ theo nhiệt độ trong phòng’...Tuy nhiên, đối với những sản phẩm có thể giữ theo nhiệt độ trong phòng, không cần thiết phải dán nhãn cách thức bảo quản sản phẩm.

- Tên và địa chỉ của nhà sản xuất

- Tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu/phân phối: Tên địa chỉ của nhà nhập khẩu cũng phải được ghi rõ trên nhãn phù hợp với Luật tiêu chuẩn hóa và dán nhãn các sản phẩm nông lâm sản và Luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Đối với các sản phẩm được chế biến tại Nhật Bản sử dụng các thành phẩn nhập khẩu, tiên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà kinh doanh cũng cần được ghi rõ trên nhãn.

Đối với sản phẩm khai thác phải ghi phương pháp khai thác; đối với sản phẩm nuôi trồng phải mô tả phương pháp nuôi trồng. Riêng sản phẩm đông lạnh thì phải có chữ “rã đông”.

58

Một phần của tài liệu Hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)