Nhóm biện pháp tài chính và tiền tệ

Một phần của tài liệu Hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (Trang 26)

Các biện pháp qui định sự tham gia và chi phí của việc chuyển đổi ngoại tệ đối với việc nhập khẩu và xác định các điều kiện thanh toán. Các biện pháp này có thể làm tăng chi phí nhập khẩu theo một cách tương tự đối với các biện pháp thuế quan.

- Các yêu cầu thanh toán trước:

Gía trị của giao dịch nhập khẩu và/hoặc thuế nhập khẩu liên quan được yêu cầu tại thời điểm áp dụng hoặc cấp giấy phép nhập khẩu

- Tiền gửi nhập khẩu trước:

Nghĩa vụ trước phần trăm giá trị của các giao dịch nhập khẩu trong một thời gian cho phép trước khi nhập khẩu, không cho phép lãi suất đối với tiền gửi.

- Yêu cầu giới hạn tiền mặt:

Nghĩa vụ gửi toàn bộ số tiền liên quan đến giá trị giao dịch hoặc một phần được xác định của số tiền đó trong ngân hàng ngoại thương trước khi mở thư tín dụng, việc thanh toán có thể được yêu cầu bằng ngoại tệ.

+ Trả trước thuế hải quan: thanh toán trước toàn bộ hoặc một phần, không cho phép sinh ra lãi suất.

Tiền gửi có thể trả lại đối với các hạng mục sản phẩm nhạy cảm, Việc gửi lại tiền gửi là chi phí được trả lại khi các sản phẩm đã được sử dụng hoặc các thùng hàng được trả lại hệ thống giao nhận.

- Tỷ giá hối đoái đa dạng

Khi nhập khẩu vào trong nước, người ta qui định khi tính thuế nhập khẩu, việc chuyển đối ngoại tệ ra tiền trong nước theo cách xác định tỷ giá hối đoái tại nước nhập kaharu. Ví dụ tại Việt Nam thì việc chuyển đỏi ngoại tệ được tính theo tỷ giá do liên ngân hàng công bố tại thời điểm làm tờ khai hải quan.

21

Nhà nước kiểm soát và quản lý việc thu chi và sử dụng ngoại hối trong quan hệ kinh tế với nước ngoài. Thực hiện biện pháp này nhằm hạn chế việc sử dụng ngoại hối, cân bằng cán cân thanh toán, ổn định tỷ giá hối đoái, bảo vệ dự trữ ngoại hối và ngăn chặn nguồn vốn đầu tư chuyển ra nước ngoài.

Theo chế độ này, tất cả các nguồn thu ngoại hối đều phải tập trung vào ngân hàng hoặc những cơ quan quản lý ngoại hối. Việc sử dụng nguồn ngoại hối này phải được sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền. Thông qua quản lý ngoại hối, Nhà nước có thể kiểm soát và hạn chế việc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, đồng thời tạo khả năng ổn định tỷ giá hối đoái.

Quản lý ngoại hối là một trong những biện pháp quan trọng của chủ nghĩa bảo hộ độc quyền. Các tổ chức độc quyền gây ảnh hưởng đối với ngân hàng và cơ quan quản lý ngoại hối trong việc chi tiêu ngoại hối có lợi cho họ.

- Thuế nội địa đối với nhập khẩu

Để hạn chế nhập khẩu các nước luôn tìm mọi cách để làm tăng chi phí nhập khẩu, từ đó làm giảm sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu trong nước. Đó là các nước áp dụng các biện pháp thuế nhập khẩu nội địa, như: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng...

Một phần của tài liệu Hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (Trang 26)